Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Ba Lan không phải là quốc gia duy nhất đang đối mặt với tình trạng vắng khách nghiêm trọng tại các sân bay. Theo Hội đồng Sân bay quốc tế (Airports Council International), có khoảng 80 sân bay ở châu Âu chỉ thu hút được hơn một triệu lượt khách mỗi năm, gần 70% trong số này đang trong tình trạng báo động.

 

Tuy nhiên, Ba Lan lại gây chú ý nhất vì nước này được nhận một khoản tài trợ khổng lồ từ EU để phát triển công nghiệp hàng không. Theo số liệu do Ủy ban Châu Âu (EC) cung cấp, gần 770 triệu USD là khoản tiền EU đã “rót” cho Ba Lan, từ năm 2007 đến 2013, nhằm xây dựng và nâng cấp 12 sân bay. Trong khi đó, các nước khác chỉ nhận được khoảng 35% số tiền này, Tây Ban Nha may mắn hơn, khi được hỗ trợ khoảng 380 triệu USD.

Là thành viên sử dụng rất hiệu quả các nguồn tài trợ, Ba Lan luôn tạo ra sự tin tưởng và nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ phía EU. Theo nguyên tắc, vốn xây dựng ban đầu phải do chính phủ các nước tự cung cấp, EU sẽ hoàn trả số tiền đó khi dự án được tổ chức này thông qua. Dự án phải lớn hơn 60 triệu USD mới có hy vọng nhận được sự giúp đỡ của EU. Tuy nhiên, EU vẫn tài trợ Ba Lan, dù một vài sân bay chưa đạt đến mức chuẩn này.

Đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008, sự giúp đỡ của EU đối với hệ thống cơ sở hạ tầng sân bay ở Ba Lan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc tạo việc làm, phát triển ngành du lịch và thu hút đầu tư vào khu vực.

Nhưng theo thống kê của EC, dù chính phủ Ba Lan và EU đã đầu tư hơn 300 triệu USD nhưng ba sân bay Lodz, Rzeszow và Lublin của nước này chỉ đón trung bình ba triệu lượt khách mỗi năm. Trên thực tế, con số này dừng lại ở mức 1,1 triệu lượt vào năm 2013. Tình trạng ảm đạm tại các sân bay nằm ngoài dự đoán của các nhà quản lý.

Sân bay tại thành phố Lodz vừa được làm mới nhưng lượng hành khách tới đây lại giảm tới một triệu lượt người. Vào mùa du lịch, có ngày sân bay này chỉ tiếp nhận bốn chuyến bay đến và đi. Chính phủ Ba Lan từ chối đưa ra dự đoán chi tiết về lượng khách hàng không trong thời gian tới.

Thị trưởng của Lodz trong nhiệm kỳ, từ năm 2002 đến năm 2010, ông Jerzy Kropiwnicki bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch, nhưng vào thời gian đó, thành phố chỉ có một sân bay nhỏ để duy trì các chuyến bay nội địa, ông cảm thấy xây dựng một sân bay quốc tế có thể làm sống lại nền kinh tế địa phương. Nhìn lại 160 trang đề án đệ trình lên EU, Bộ trưởng Giao thông Ba Lan Andrzej Korzeniowski nhận ra ông đã sai lầm khi để chính quyền địa phương tự quyết định địa điểm và quy mô của sân bay.

Các nhà quản lý sân bay Lodz và Rzeszow đều không thể trả lời họ đã thu về bao nhiêu tiền cho ngành hàng không. Còn người phát ngôn của sân bay Lublin cho biết, họ đang thành công trong việc truyền thông nhằm góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

Hiện nay, công nghiệp hàng không của Ba Lan vẫn cần sự trợ giúp đắc lực từ phía EU. Chi phí đầu tư vào sân bay không hề nhỏ. Người quản lý hàng không nước này cho biết, để duy trì hoạt động của một sân bay nội địa, cũng phải cần đến ít nhất bốn triệu USD mỗi năm.

Thực trạng ảm đạm tại một số sân bay ở Ba Lan làm dấy lên câu hỏi liệu chính phủ nước này sẽ sử dụng như thế nào khoản tài trợ khổng lồ lên tới 100 tỷ USD từ EU trong bảy năm tới.

 

 

                                                                         Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục