Sau 3 phần thi kịch tính và vị trí dẫn đầu liên tục thay đổi, "cậu bé Google” Phan Đăng Nhật Minh trở thành Quán quân của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.


Phan Đăng Nhật Minh trở thành nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.

8h30 sáng 27/8, Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympiađã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Chặng đua cuối của năm thi thứ 17 là cuộc tranh tài của 4 thí sinh: Phan Đăng Nhật Minh- THPT Hải Lăng, Quảng Trị; Hà Việt Hoàng- THPT Sóc Sơn, Hà Nội; Phạm Thọ Quốc Long- THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận và Phạm Huy Hoàng- THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Trước khi Chung kết diễn ra, thí sinh Nhật Minh được dự đoán là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Quán quân năm nay. Tuy nhiên, 3 thí sinh còn lại cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội bứt phá và hoàn toàn có thể trở thành nhà dẫn đầu đoàn leo núi.

Nhật Minh hoàn thành phần thi khởi động với 70 điểm. Đây chưa phải là kết quả tốt nhất mà Nhật Minh từng xác lập tại đường lên đỉnh Olympia. Phan Đăng Nhật Minh từng gây ấn tượng mạnh khi giành Vòng nguyệt quế của cuộc thi tuần 1 tháng 3 quý I với 400 điểm. Đây là số điểm kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2017 tính đến thời điểm đó.

Tiếp đó, trong cuộc thi tháng 3 quý I, Phan Đăng Nhật Minh xô đổ mọi kỉ lục trong suốt 17 năm với số điểm 460.

Tạm dẫn đầu đoàn leo núi sau phần thi thứ nhất là thí sinh Hà Việt Hoàng đến từ trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội. Việt Hoàng khá tự tin trong phần Khởi động và đạt 100 điểm. Trong 4 thí sinh "về đích”, Hà Việt Hoàng giành tấm vé Chung kết nhiều cảm xúc nhất. Bởi ở cuộc thi quý II, Việt Hoàng và thí sinh Đức Thuận cạnh tranh sát nút đến những giây cuối cùng.

Khá xuất sắc tại vòng thi Khởi động là thí sinh Phạm Thọ Quốc Long. Chàng trai đến từ Bình Thuận đạt 90 điểm. Đi thi chỉ với mục đích để "bố mẹ được lên tivi” nhưng Quốc Long đã làm được nhiều hơn thế. Quốc Long giành vòng nguyệt quế quý III với 275 điểm và trở thành thành viên thứ 3 trong đoàn leo núi ở Chung kết.  

Đứng ở vị trí thứ thứ 4 là thí sinh Phạm Huy Hoàng đến từ trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam. Huy Hoàng có phần thi Khởi động không mấy suôn sẻ và chỉ giành được 70 điểm. Huy Hoàng là thí sinh có điểm thi quý IV cao nhất trong 4 thí sinh với 330 điểm.

Bước vào phần thi thứ 2, cục diện cuộc chơi đã thay đổi. Chỉ sau 2 câu hỏi, Phan Đăng Nhật Minh đã bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật. Câu trả lời của Nhật Minh là APEC. Nhật Minh chia sẻ em khá phân vân khi lựa chọn đáp án này nhưng dù được quay lại Nhật Minh vẫn không thay đổi quyết định.

Sự liều lĩnh và táo bạo mang đến cho Nhật Minh 60 điểm và tạm vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.

Kết thúc phần thi thứ 3, Nhật Minh tạm dẫn đầu với 210 điểm, cách biệt không lớn và tạm đứng thứ hai là thí sinh Việt Hoàng với 190 điểm. Trong phần thi này, Huy Hoàng mới là thí sinh có phần thi Tăng tốc tốt nhất.

Phần thi về đích sẽ quyết định ai là Quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17. Phần thi này không có nhiều đột biến ngoại trừ việc Nhật Minh "cướp” 30 điểm từ số điểm của Huy Hoàng. "Chàng trai Google” tạo cách biệt lớn với số điểm 300 điểm và trở thành nhà vô địch năm 17 của Đường lên đỉnh Olympia.

Nhật Minh nhận được vòng nguyệt quế và phần thưởng trị giá 35.000 USD, cúp kỉ niệm. Các thí sinh về đích sau với thứ tự lần lượt là Phạm Huy Hoàng, Hà Việt Hoàng và Phạm Thọ Quốc Long.

                                                  TheoTienphong

Các tin khác


Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp cao hơn trung bình cả nước 11,2%

(HBĐT) - Theo số liệu của ngành GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 223 trường mầm non (có 4 trường mầm non tư thục). Toàn tỉnh huy động được hơn 66.800 trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường, đạt tỉ lệ 71,4%. Trong đó, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 37,4% (cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước 11,2%), trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 96,8% (cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước 7,9%), trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

55 cán bộ, đảng viên đối tượng 4 tham gia lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

(HBĐT) - Trong 5 ngày từ 14- 18/8, trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng 4, khóa III năm 2017. Tham gia lớp bồi dưỡng có 55 học viên là cán bộ quản lý thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, thị trấn.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác xóa mù chữ

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 3,11% dân số trong độ tuổi từ 15 - 60 mù chữ. Đáng lưu ý có một số địa phương tỷ lệ mù chữ ở lứa tuổi từ 15 - 60 khá cao như huyện Mai Châu (8,47%), huyện Tân Lạc (8,34%), huyện Đà Bắc (7,76%)… Do đó, mục tiêu đặt ra hiện nay là cần tập trung thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Tỉnh Hòa Bình cần ưu tiên chuẩn hóa giáo viên về số lượng và chất lượng

(HBĐT) - Ngày 17/8, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Cậu học trò đạt 2 điểm 10 ở trường THPT Lạc Sơn

(HBĐT) - Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Lê Trần Duy Linh, trường THPT Lạc Sơn là 1 trong 2 học sinh của tỉnh đạt được 2 điểm 10 là môn sinh học và hóa học. Nhưng ít ai biết được để có thành tích này ngoài học bạn, học thầy, cô giáo, em còn học được là nhờ mạng Internet.

Sẽ có điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm

Để nâng cao chất lượng đầu vào, từ sang năm Bộ GD&ĐT dự kiến quy định điểm sàn riêng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục