(HBĐT) - Theo quy định, trên địa bàn tỉnh giáo dục (GD) tiểu học và trung học đã tựu trường ngày 14/8. GD mầm non và GD thường xuyên tựu trường ngày 21/8. Trước thềm năm học mới, câu chuyện "nóng” nhất lúc này đối với các bậc phụ huynh là vấn đề đóng góp, thu chi tài chính đầu năm học.


Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có lẽ là trường công lập đầu tiên trong tỉnh họp phụ huynh toàn trường vào ngày 20/8. Tại cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã thông báo những khoản đóng góp đầu năm. Ban đại diện Hội phụ huynh lớp cũng đã họp bàn thống nhất một số khoản thu tự nguyện. Theo đó, các em vào học lớp 10 phải đóng số tiền dao động từ 5 – 6 triệu đồng, tùy theo lớp và nam nữ (do chênh lệch tiền đồng phục).


Phụ huynh xã Yên Trị, huyện Yên Thủy mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho con em trước thềm năm học mới

Trao đổi với chúng tôi, chị Bùi Hoàng Lan, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình cho biết: Năm nay con tôi vào học lớp 10 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Khi đi họp phụ huynh, tôi hơi "choáng” với số tiền đóng góp gần 6 triệu đồng. Trong đó riêng tiền đồng phục cháu trai đã hết 1.915.000 đồng (gồm 1 quần soóc, 1 sơ mi dài tay, 1 sơ mi ngắn tay, 1 quần dài, 1 áo vest, 1 áo gile), BHYT 491.000 đồng, bảo hiểm thân thể 150.000 đồng, học phí 405.000 đồng. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như tạo cho các cháu môi trường học tập thuận lợi nhất, phụ huynh đã nhất trí đóng góp mỗi em 500.000 đồng để lớp mua máy chiếu, 260.000 đồng tiền điều hòa. Các khoản tiền vệ sinh, nước uống… dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/tháng.

Tại các trường công lập khác, chưa họp phụ huynh trước khi khai giảng năm học mới nên chưa triển khai thu – nộp. Một số trường như tiểu học Sông Đà (tp Hòa Bình) mới chỉ thu tiền đồng phục, tiền mua sách giáo khoa. Tuy nhiên, đây đều xác định chỉ là những khoản thu hộ.

ở các trường tư thục trên địa bàn tỉnh (hiện nay tỉnh ta mới có 4 trường ở bậc học mầm non – PV), các khoản thu đầu năm đóng góp cho nhà trường dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/ cháu; quỹ phụ huynh các lớp gói gọn từ 500.000 – 600.000 đồng/cháu, bao gồm tiền tổ chức sinh nhật hàng tháng, hỗ trợ các cháu sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề, thăm học sinh ốm đau... Đây là mức đóng góp mà nhiều phụ huynh đánh giá là chấp nhận được. Như vậy, tính đến thời điểm này, công tác thu – chi ban đầu tại các trường học trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh các vấn đề "nóng” gây dư luận tiêu cực, bức xúc trong nhân dân.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Nhằm kịp thời hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp đầu năm học đúng quy định, chấn chỉnh tình trạng lạm thu, ngày 22/8/2017, Sở GD&ĐT đã có Công văn số 1477 về việc "tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính đầu năm học 2017 – 2018”. Trong đó, hướng dẫn chi tiết đối với các cơ sở GD&éT công lập, các cơ sở GD&éT ngoài công lập. Đặc biệt, trong đó đã hướng dẫn chi tiết đối với các khoản thu theo quy định như: thu học phí, thu tiền trông xe; không thu phí dự thi, dự tuyển, quỹ xây dựng trường; về dạy thêm, học thêm. Cần giải thích rõ với các bậc phụ huynh về những khoản thu hộ như bảo hiểm thân thể, BHYT. Về trang phục cho học sinh, nhà trường thông báo cụ thể và công khai về mẫu, yêu cầu để cha mẹ học sinh tự mua sắm hoặc có thể thỏa thuận với cha mẹ học sinh về các phương thức khác.

Riêng đối với các khoản thu thỏa thuận để phục vụ cho học sinh như tiền bán trú, tiền ăn trưa... nhà trường thu nhưng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện như: dự toán chi tiết các khoản thu, chi; công khai với cha mẹ học sinh để thống nhất mục đích thu, chi; chỉ thu khi người nộp tự nguyện. Tất cả các khoản thu thỏa thuận sau khi thực hiện phải được quyết toán đảm bảo dân chủ, tự nguyện và công khai theo quy định. Đối với các khoản đóng góp cho Ban đại diện cha mẹ học sinh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ.

Đặc biệt, để siết chặt công tác quản lý thu, chi tài chính đầu năm học, Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT phải báo cáo tình hình thu, chi về Sở trước ngày 30/9, những khoản thu sai quy định phải trả lại học sinh. Hiệu trưởng các nhà trường, giám đốc các trung tâm trực thuộc Sở chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý cấp trên về các khoản thu, chi trong nhà trường.

Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục