(HBĐT) - Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2017, tỉnh ta có 36 em đoạt giải, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có 1 giải nhì, 17 giải ba và 18 giải khuyến khích. Có 5 em đoạt giải là người dân tộc thiểu số. Kết quả này tiếp tục khẳng định những nỗ lực của tỉnh trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.


Các đội tuyển học sinh giỏi của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đều được tuyển chọn, sàng lọc từ năm lớp 10.

Trong số 36 giải quốc gia năm nay, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chiếm cả 36 giải. Tiến sĩ Lê Thị Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngay từ khi các em học lớp 10, nhà trường đã lựa chọn những em có năng lực để bồi dưỡng, ôn luyện. Lớp 11, đội tuyển được hình thành với khoảng 20 em. Lên lớp 12 các em sẽ tham gia đội tuyển chính thức, bao gồm những học sinh khá, giỏi. Bên cạnh việc lựa chọn những học sinh có tố chất, nhà trường cũng xác định cần có đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển năng lực, kinh nghiệm. Việc tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia dạy học sinh giỏi dựa trên các tiêu chuẩn: có trình độ, kiến thức chuyên môn cao, được công nhận là giáo viên giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và tâm huyết với phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời tạo điều kiện và lập kế hoạch cho giáo viên đi học nâng cao trình độ. Năm qua, 100% giáo viên nhà trường đã tham gia lớp bồi dưỡng do Sở GD & ĐT tổ chức. Các thầy, cô gia´o không quá đặt cao thành tích mà luôn tạo cho ho?c sinh tâm lý thoải mái trong quá trình ôn luyện. Từ đó, các em đi thi với tâm lý thoải mái, quyết tâm và đạt kết quả cao.

Ngoài kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 vừa qua, tỉnh ta còn ghi dấu trong Hội thi khoa học kỹ thuật toàn quốc dành cho học sinh phổ thông với 6 dự án đoạt giải; tham gia kỳ thi giải toán và tiếng Anh qua Internet cấp toàn quốc dành cho học sinh phổ thông đoạt 65 giải (trong đó có 14 giải nhất, 11 giải nhì, 11 giải ba và 29 giải khuyến khích); tham gia thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia đoạt 27 giải (trong đó có 4 giải nhất, 7 giải nhì, 9 giải ba và 7 giải khuyến khích). Ngoài ra, học sinh tỉnh ta còn tham gia cuộc thi học sinh giỏi THPT khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ đoạt 49 giải (trong đó có 1 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 1 huy chương đồng và 31 giải khuyến khích); tham gia thi học sinh giỏi toán THPT Hà Nội mở rộng đoạt 8 giải (2 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích)...

Học sinh của tỉnh còn năng động, tự tin tham gia các kỳ thi, sân chơi sáng tạo như "Thi vận dụng kiến thức liên môn”, sân chơi trực tuyến "Trạng Nguyên tiếng Việt”... Những kết quả này đã chứng minh năng lực, trình độ của học sinh tỉnh Hòa Bình trong khu vực và đối với cả nước.

Đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Bên cạnh giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý trường học, quản lý công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Theo đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tập trung theo hướng đổi mới chương trình và bổ sung tài liệu. Sở cũng tổ chức những buổi làm việc, họp bàn sâu về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Ngành luôn quan tâm huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, đồ dùng giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thầy và trò các nhà trường được học tập, thực hành, nghiên cứu. Sở kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân đạt thành tích cao, qua đó giúp các em có thêm động lực, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng.

Để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục quyết liệt nâng cao chất lượng nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn nói riêng bằng các giải pháp cụ thể như: tăng cường giám sát chất lượng từng cấp học và chú trọng đến công tác bàn giao chất lượng từng cấp học. Đồng thời khắc phục những hạn chế trong phong trào này để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện.

                                                             Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục