Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giảng viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực…


Theo Thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ nhưng chỉ có trên 16.500 người là giảng viên ở các trường đại học.

Năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng thêm 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng thêm 6,6%).

Trong năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng đã công nhận 65 giáo sư, 638 phó giáo sư. Trong đó, số giảng viên đang trực tiếp làm việc tại các trường là 48 giáo sư (chiếm 73.85%); 508 phó giáo sư (chiếm 79.62%). Số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm hiện này là 3.388 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 115 người; Thạc sĩ  là 2.187 người.

 

tien si nhieu nhung giang day o cac truong dai hoc con thap hinh 1

Số lượng giảng viên các trường đại học phân theo trình độ và chức danh (nguồn: Bộ GD-ĐT)

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các chính sách về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng bộ, hiệu lực chưa cao. Việc tuyển dụng giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi ở trong và ngoài nước giảng dạy tại các cơ sở đào tạo còn nhiều khó khăn do chính sách thu hút chưa đủ mạnh. Cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ chưa tạo động lực cho cán bộ giỏi về làm việc.

Năm học 2016, số lượng giảng viên có tăng so với năm học 2015 nhưng tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm gần 3,4%).

Đề cập việc số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay, cả nước có 37 viện nghiên cứu được giao đào tạo tiến sĩ, với quy mô khoảng 1.500 nghiên cứu sinh. Trung bình, quy mô của mỗi viện khoảng 40 nghiên cứu sinh và đang có xu hướng giảm.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học thì số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giảng viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Số giảng viên có trình độ Thạc sĩ là 43.065, chiếm 59,16%.

Công tác bồi dưỡng xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý năm qua chưa được quan tâm đồng đều trong toàn hệ thống. Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế...

Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao, chưa đủ mạnh để nâng cao và tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của bộ phận này trong hệ thống.

Nhiều cơ sở đào tạo chưa chú trọng đến kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn giảng viên trẻ kế cận cũng như việc bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên gửi đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Trong quá trình triển khai đề án đào tạo giảng viên bằng ngân sách nhà nước (Đề án 911), nhiều ứng viên từ các cơ sở đào tạo không đáp ứng được những quy định về ngoại ngữ và các điều kiện cần thiết khác trong khi nhu cầu đào tạo lớn.

Năng lực quản lý và quản trị nhà trường của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình quản lý chất lượng dựa trên chuẩn, tiêu chuẩn và tự chủ đại học./.

                                                                  TheoVOV.VN

Các tin khác


Giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn

(HBĐT) - Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2017, tỉnh ta có 36 em đoạt giải, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có 1 giải nhì, 17 giải ba và 18 giải khuyến khích. Có 5 em đoạt giải là người dân tộc thiểu số. Kết quả này tiếp tục khẳng định những nỗ lực của tỉnh trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực giáo dục

(HBĐT) - Năm học 2017 - 2018 bắt đầu cũng là lúc nhu cầu về sách vở, đồ dùng, trang thiết bị học tập tăng cao. Không khí tại các nhà sách, siêu thị sách, cửa hàng văn phòng phẩm khá tấp nập.

Chuẩn bị năm học 2017 - 2018: Nóng vấn đề cơ sở vật chất và chất lượng, bộ máy cán bộ ngành giáo dục

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 72/191 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (chiếm 37,6%), trong khi trung bình toàn quốc đạt 50%. Khó khăn lớn nhất của các địa phương chính là cơ sở vật chất một số trường học đã xuống cấp, thiếu phòng học chức năng, trang thiết bị...để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với đó là chất lượng đội ngũ giáo viên "vượt chuẩn” nhưng chưa thực sự đạt chuẩn. Bộ máy ngành giáo dục cồng kềnh, thừa thiếu cục bộ. Đây là những vấn đề "nóng” đặt ra đối với ngành GD&ĐT tỉnh ta trước thềm năm học mới.

Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2016-2017

(HBĐT) - Ngày 29/8, Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.

Mô hình trường học gắn với bảo tồn di sản văn hóa

Năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Phú Thọ đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, gắn với bảo tồn các di sản văn hóa. Ðến nay, mô hình này thật sự phát huy hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao kiến thức, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.

Huyện Yên Thủy tích cực chuẩn bị năm học mới

(HBĐT) - Đầu tháng 8, chúng tôi đến thăm trường THCS Lạc Thịnh (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) khi thầy và trò nhà trường đang tích cực các công việc chuẩn bị cho năm học mới. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục