Theo xếp hạng đại học thế giới vừa công bố của Times Higher Education (THE), những đại học hàng đầu thế giới vẫn thuộc về các quốc gia Anh và Mỹ.
Trong danh sách 100 đại học hàng đầu thế giới năm nay, Đại học Oxford được xếp hạng nhất, thứ hai là đại học Cambridge, đều thuộc Vương quốc Anh.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 13 năm qua có hai tổ chức châu Âu chiếm hai vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng.
Các đại học nằm trong top 10 còn lại là: California Institute of Technology (vị trí thứ 3); Stanford University (vị trí thứ 3); Massachusetts Institute of Technology (vị trí thứ 5); Harvard University (vị trí thứ 6); Princeton University (vị trí thứ 7); Imperial College London (vị trí thứ 8); University of Chicago (vị trí thứ 9); ETH Zurich – Swiss Federal Institute of Technology Zurich (vị trí thứ 10).
Các quốc gia Italy và Tây Ban Nha đều có bước tiến nhờ sự thăng hạng của hai tổ chức là: Trường Sant'Anna Superiore và Đại học Pompeu Fabra. Nhưng sự gia tăng của các quốc gia châu Á mới là "mối đe dọa” ngày càng lớn đối với các quốc gia châu Âu trong bảng xếp hạng.
Đại học Quốc gia Singapore đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng, tăng 2 bậc so với vị trí 24 năm ngoái.
Hai trường đại học hàng đầu của Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa đều thăng hạng, vượt lên trên các trường hàng đầu của các quốc gia châu Âu như:LMU Munich (Đức); Ecole Polytechnique Federale de Lausanne (Thụy Sĩ); Viện Karolinska (Thụy Điển).
Có thể thấy trong top 30 đại học hàng đầu thế giới thì châu Âu giờ đây có bảy tổ chức còn châu Á đã có ba.
Bảng xếp hạng hằng năm của Times Higher Education, đánh giá chuyên sâu về các đại học trên nhiều mặt: giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức…
10 đại học hàng đầu trong xếp hạng 100 đại học thế giới năm 2018 củaTimes Higher Education:
TheoNhanDan
(HBĐT) - Năm học 2017 - 2018 bắt đầu cũng là lúc nhu cầu về sách vở, đồ dùng, trang thiết bị học tập tăng cao. Không khí tại các nhà sách, siêu thị sách, cửa hàng văn phòng phẩm khá tấp nập.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 72/191 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (chiếm 37,6%), trong khi trung bình toàn quốc đạt 50%. Khó khăn lớn nhất của các địa phương chính là cơ sở vật chất một số trường học đã xuống cấp, thiếu phòng học chức năng, trang thiết bị...để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với đó là chất lượng đội ngũ giáo viên "vượt chuẩn” nhưng chưa thực sự đạt chuẩn. Bộ máy ngành giáo dục cồng kềnh, thừa thiếu cục bộ. Đây là những vấn đề "nóng” đặt ra đối với ngành GD&ĐT tỉnh ta trước thềm năm học mới.
(HBĐT) - Ngày 29/8, Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
Năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Phú Thọ đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, gắn với bảo tồn các di sản văn hóa. Ðến nay, mô hình này thật sự phát huy hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao kiến thức, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.
(HBĐT) - Đầu tháng 8,
chúng tôi đến thăm trường THCS Lạc Thịnh (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) khi
thầy và trò nhà trường đang tích cực các công việc chuẩn bị cho năm học mới.
(HBĐT) - "Thông qua hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh nhằm thúc đẩy phong trào thi đua khuyến học, góp phần củng cố tổ chức và nâng cao vị thế, hình ảnh của tổ chức Hội. Đồng thời đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 10, ngày 20/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh sau 5 năm thực hiện, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo”. Đó là những mục đích chính được đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhấn mạnh khi nói về công tác chuẩn bị lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh.