(HBĐT) - 100% số học sinh giỏi quốc gia bậc THPT của tỉnh Hòa Bình liên tục trong 2 năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017 là học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Con số ấn tượng này là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực cũng như đóng góp của nhà trường đối với việc phát hiện, bồi dưỡng và phát huy những nhân tài ưu tú cho tỉnh.


Thực tế những năm gần đây, khi quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT có nhiều thay đổi, khó khăn chung của nhiều trường chuyên là một số phụ huynh, học sinh không mặn mà với các kỳ thi học sinh giỏi. Ngoài ra, do nội dung chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn nên giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi mất nhiều thời gian tự soạn, tự nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khẳng định: Nhiệm vụ của trường chuyên phải là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện. Do đó, bên cạnh việc thực hiện giáo dục toàn diện học sinh nhà trường, phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường CĐ, ĐH, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng, phát huy năng lực những học sinh xuất sắc, nổi trội ở từng bộ môn. Bồi dưỡng, rèn luyện, tạo tiền đề vững chắc về kiến thức, kỹ năng để các em trở thành sinh viên ưu tú xuất sắc ở trường ĐH hoặc đi du học quốc tế.


Đội tuyển Văn là một trong những đội tuyển có bề dày thành tích nổi bật của nhà trường.

Phát hiện học sinh có năng lực - đó chính là khâu quan trọng đầu tiên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Từng có kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện học sinh giỏi quốc gia đạt thành tích cao, cô Nguyễn Ngọc Xuân, Tổ trưởng chuyên môn tổ Toán cho biết: Học sinh giỏi phải có năng lực phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề; khả năng đọc tài liệu và tư duy logic; kỹ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kỹ năng thực hành. Học sinh giỏi cũng phải có khả năng phản biện, tự học và hợp tác. Phải có khả năng vượt khó, tìm tòi hướng giải quyết các vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để hoàn thành yêu cầu. Ngoài ra, các em cũng cần có sức khỏe và sức bền thần kinh tốt để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu.

Để chủ động cho công tác ôn luyện học sinh giỏi, nhà trường sớm hình thành đội tuyển trên cơ sở sàng lọc học sinh từ lớp 10; giáo viên phụ trách đội tuyển quan tâm đến học sinh lớp 11 nhằm tạo lực lượng nòng cốt cho năm sau. Bên cạnh việc ưu tiên thời gian cho học sinh tham gia học ôn thi đội tuyển quốc gia, một trong những kinh nghiệm thành công của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đó chính là phương pháp ôn luyện đội tuyển quốc gia.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh, Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử - Địa cho biết: Thay bằng phương pháp truyền thống là một giáo viên sẽ ôn đội tuyển xuyên suốt từ đầu đến cuối thì những năm gần đây, các nhóm chuyên môn đã chú trọng phát huy thế mạnh, trí tuệ của mỗi thành viên trong nhóm. Giáo viên trong cùng một bộ môn được phân công nghiên cứu sâu từng chuyên đề thế mạnh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư đào sâu chuyên môn, nghiên cứu kỹ càng dạng đề thi, kiến thức cần ôn tập, hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thi, có trách nhiệm biên soạn chương trình, nội dung cần bồi dưỡng cụ thể, trình bày nội dung để cả nhóm bổ sung, hoàn thiện. Nội dung các chuyên đề sau khi được thẩm định sẽ là tài liệu thiết thực, quý giá để giáo viên trong nhóm chuyên môn tham khảo cũng như học sinh học tập.

Đặc biệt, nhà trường hết sức quan tâm đến việc "thắp lửa” và duy trì "ngọn lửa” nhiệt huyết trong mỗi học sinh. Bản thân mỗi giáo viên bồi dưỡng đội tuyển ngoài việc hoàn thiện về năng lực chuyên môn, tìm tòi phương pháp truyền đạt khoa học thì phải tâm huyết với công việc, yêu thương học trò. Mỗi thầy, cô đã cố gắng khơi gợi, tạo sự tự tin, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập; giao cho học sinh chuẩn bị chuyên đề để thể hiện năng lực bản thân. Nhà trường cũng quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường, phụ huynh, giáo viên, học sinh để kịp thời có sự chia sẻ, hỗ trợ.

Từ kết quả đã đạt được trong những năm học vừa qua, nhà trường quyết tâm nâng cao cả về số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia ở tất cả các đội tuyển. Cố gắng từng bước thực hiện lộ trình đưa học sinh giỏi của tỉnh Hòa Bình tham gia và đạt các giải Olympic quốc tế.

Dương Liễu


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục