(HBĐT) - "Nhờ quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống mà trên địa bàn huyện những năm gần đây không có hiện tượng trẻ ở lứa tuổi vị thành niên phạm tội, không có những vụ việc đáng tiếc xảy ra, trẻ bạo dạn, tự tin thể hiện mình và tham gia các hoạt động xã hội.” Đó là nhận định của đồng chí Đinh Thanh Tùng, Trưởng phòng GD &ĐT huyện Kim Bôi về công tác giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn huyện thời gian qua.
Học sinh trường tiểu học Hạ Bì (Kim Bôi) thích thú tham gia
các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa.
Theo giới thiệu của cán bộ phòng GD &ĐT, chúng tôi đến
thăm trường tiểu học Hạ Bì, xã Hạ Bì - một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng
nhà trường cho biết: Công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
được nhà trường tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: quan sát trẻ ngay
trong lớp học, vui chơi để có thể kịp thời trao đổi, tư vấn với trẻ, với phụ
huynh về những vấn đề trẻ gặp phải. Đặc biệt là tạo cơ hội cho trẻ phát huy ưu
điểm, khả năng tiềm ẩn. Để thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, nhà trường đã bố trí phòng tư vấn tâm lý ở nơi kín đáo,
tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh khi có nhu cầu tư vấn. Đồng thời sửa
chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp; xây dựng tủ sách tư vấn tâm lý và tranh ảnh có nội dung giáo
dục về tâm sinh lý lứa tuổi. Vừa qua, nhà trường đã tổ chức ngoại khóa "Đối
thoại về công tác tư vấn tâm lý học đường” với nhiều hoạt động hiệu quả như:
sân khấu hóa nội dung tuyên truyền, trả lời câu hỏi tình huống kiến thức, tham
gia trò chơi dân gian...giúp học sinh hòa đồng, tự tin thể hiện suy nghĩ của
bản thân.
Cùng với trường tiểu học Hạ Bì, các trường học khác trên địa
bàn huyện Kim Bôi thời gian qua đã quan tâm thực hiện công tác giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-T.ư về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục. Công tác giáo dục kỹ năng sống được tổ chức thực hiện thành
các chuyên đề thiết thực, cần thiết và mang tính thời sự xã hội cao như: ATGT,
phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục, kỹ năng tự vệ... Hình thức
được các nhà trường lựa chọn thực hiện là đối thoại trực tiếp với học sinh, phụ
huynh; tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm, dự triển lãm; lồng
ghép trong các tiết học, giờ chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa. Ngoài ra, mỗi năm,
các nhà trường đều tổ chức được từ 1 - 2 buổi đối thoại với phụ huynh, học sinh;
tạo cơ hội cho học sinh nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng, bộc lộ cá tính
bản thân.
Tìm hiểu thực tế cho thấy, công tác giáo dục kỹ năng sống đã
được triển khai thực hiện lồng ghép từ lâu nhưng những năm gần đây, tập trung
đẩy mạnh hơn với phương châm là đảm bảo thiết thực, bám sát đối tượng học sinh.
Một trong những hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được các nhà trường trên địa
bàn huyện triển khai khá sôi nổi đó là hình thành, duy trì hoạt động và phát
triển mô hình "Câu lạc bộ”. Sôi nổi hơn cả là các câu lạc bộ: tiếng Anh, âm
nhạc, mỹ thuật, toán, tiếng Việt...Tham gia các câu lạc bộ này, học sinh có cơ
hội thể hiện đam mê, năng lực bản thân, tích cực và hứng thú hơn trong học tập.
Tuy nhiên, trước thực tế bùng nổ thông tin, mạng xã hội như
hiện nay, công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống của học sinh tại huyện
Kim Bôi đang vấp phải một số khó khăn. Đồng chí Trưởng phòng GD &ĐT thẳng
thắn: Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tâm
lý cho học sinh là vấn đề cán bộ tư vấn còn lúng túng trong kỹ năng tư vấn tâm
lý, một số thiếu kiến thức. Đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý hiện nay đều là giáo
viên nhà trường, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tư vấn tâm lý cho học
sinh, nhất là về kỹ năng. Học sinh còn e dè, chưa thực sự chủ động tìm đến các
thầy, cô giáo để được tư vấn. Trước tình hình đó, phòng đã và đang quan tâm chỉ
đạo các nhà trường có biện pháp, hình thức động viên giáo viên tham gia tổ tư
vấn tích cực tự tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong lứa
tuổi học đường để tư vấn tâm lý phù hợp. Đồng thời khuyến khích các nhà trường
tổ chức nhiều hơn nữa hoạt động ngoại khóa, xây dựng trường học thân thiện, thu
hút học sinh đến trường.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ngày 31/5, Trường mầm non xã Cuối Hạ, Kim Bôi đã tổ chức tổng kết năm học 2017-2018 và đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
(HBĐT) - Ngày 30/5, Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia xã Định Cư (Lạc Sơn) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2018 - 2023 và Tổng kết năm học 2017 - 2018.
Chiều 29-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (UBQG), Chủ tịch Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (HĐQG) đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của UBQG và HĐQG.
(HBĐT) - Ngày 29/5, trường Mầm non xã Lạc Long (huyện Lạc Thủy) đã tổ chức lễ tổng kết năm học 2017 – 2018 và đón bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, thành nếp sinh hoạt quen thuộc, 19 giờ 30 phút "Tiếng trống khuyến học” lại vang lên đều đặn, nhắc nhở thời gian học bài của học sinh tại 6 khu dân cư của thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Sau tiếng trống báo hiệu giờ học buổi tối ở các nhà văn hóa khu dân cư phát ra, học sinh ở 6 khu dân cư tự giác ngồi vào bàn học… Mô hình "Tiếng trống khuyến học” đã giúp hình thành và duy trì ở các em thói quen học tập khoa học, là cơ sở để nhiều phụ huynh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, từ đó tạo điều kiện để con trẻ học bài.
(HBĐT) - Ngày 27/5, tại sân vận động xóm Chao xã Phú Lương (Lạc Sơn), Huyện đoàn Lạc Sơn phối hợp Chương trình phát triển vùng huyện, tổ chức Hội trại hè thanh thiếu nhi cấp huyện năm 2018 với chủ đề "Lồng ghép hoạt động các kỹ năng sống, phòng, chống tai nạn thương tích cho thanh thiếu nhi”. Tham gia Hội trại hè có đoàn viên thanh niên và gần 500 thiếu nhi trên địa bàn xã Phú Lương.