Không có quy định, nhưng một số trường ĐH tự ấn định mức thu học phí bằng đô la Mỹ (USD). Thậm chí, có trường còn "áp" tỉ giá "chợ đen" khiến không ít SV "méo mặt"...
Thu học phí theo tỷ giá "chợ đen"
Không ít SV Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội gửi thư đến VietNamNet bức xúc: "Lúc nhập học, chúng em nhận được giấy báo là chỉ phải đóng học với mức 470 USD cho tới hết khóa. Vào học một thời gian, khoa thông báo tăng thêm 50 USD tiền học với lý do "hiệu trưởng trường yêu cầu tăng 10% học phí" . Nhưng đó chỉ là thông báo miệng, còn công văn thì chúng em chưa nhìn thấy?".
Đáng lưu ý là ở một số kỳ học đầu, khi giá USD trên thị trường "chợ đen" tăng khá cao, có khi lên tới 18.400 đ/USD nhưng trường vẫn thu theo giá nhà nước niêm yết là 17.500 đ/USD.
ĐH Công nghiệp Hà Nội có tên trong danh sách 12 trường bị "tố" loạn thu bị Bộ GD-ĐT thanh tra. |
Tuy nhiên, "nay (ngày 18/12/2009 - thời gian SV gửi thư tới toà soạn), khi giá USD lên tới đỉnh điểm gần 20.000, chúng em bị "ép" đóng tiền với giá USD cao tới 19.300đ/USD, mức giá thị trường tại thời điểm đó chứ không phải tỷ giá do nhà nước quy định" - nhóm SV này tiếp tục bức xúc.
Chưa hết, trường chỉ cho phép đóng tiền học trong vòng 20 ngày. Chưa đầy 3 tuần, phải lo 540 USD (khoảng 11 triệu) khiến nhiều gia đình phải "chạy vạy".
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) Trần Văn Thanh cho hay, Bộ Công Thương cũng không có quy định cho các trường trực thuộc thu học phí bằng USD. Do đó, sẽ yêu cầu trường báo cáo cụ thể.
Không phải là cá biệt
Trao đổi với VietNamNet, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ cho biết, Bộ GD-ĐT không có quy định nào hướng dẫn các trường thu học phí bằng tiền đô.
Ông Ngữ lí giải việc một số trường ĐH thu học phí bằng USD là do: có thể có chương trình đào tạo liên kết và thực hiện thu theo quy định của đối tác nước ngoài.
Nhưng, ông Ngữ cũng cho biết: nếu thu học phí bằng USD thì phải tính theo tỷ giá quy định của ngân hàng tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, không chỉ riêng ĐH Công nghiệp Hà Nội mà một số trường ĐH ngoài công lập, các trung tâm ngoại ngữ cũng thu học phí bằng tiền USD.
Cụ thể, trong năm học 2009-2010, Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý hữu nghị công khai mức phí cao ngất: 5.000 USD/năm (tương đương gần 90 triệu).
Bình quân mỗi tháng (10 tháng/năm), SV phải đóng gần 9 triệu tiền học phí.
Còn Trường ĐH quốc tế RMIT Việt Nam thì mức học phí dao động từ 2.342 USD – 3.071 USD/học kỳ (tuỳ theo ngành học)
Học phí trọn gói toàn bộ khoá đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin (Trường ĐH FPT) là 8.800 USD cho 4 năm học...
Theo Vnn
Ngày 9.1 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức Hội nghị tuyển sinh 2010 qua cầu truyền hình. Dự kiến sẽ có nhiều điểm mới trong tuyển sinh 2010.
Nhận được học bổng 200.000 USD của trường ĐH Mount Holyoke, đoạt giải thưởng báo chí Mỹ, Võ Thị Minh An còn được nhiều trường trung học, ĐH Mỹ mời diễn thuyết về chất độc màu da cam. Minh An được nhắc đến bằng sự ngưỡng mộ của nhiều sinh viên Mỹ.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT, hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 sẽ tổ chức vào ngày 9-1 nhằm đề ra phương hướng tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh năm 2010: những điểm mới cần sửa đổi, bổ sung; những hạn chế cần khắc phục; các giải pháp để tổ chức tốt kỳ thi và công tác tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Theo đó để đạt chuẩn quốc gia, trường trung học phải bảo đảm 5 tiêu chuẩn: tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất; công tác xã hội hóa giáo dục.
Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tiếng Anh... của học sinh trung cấp cũng rất yếu
Việt Nam đã có hơn 20 năm đổi mới nhưng hệ thống lương cho giảng viên đại học về cơ bản vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Trong bài viết "Lương giáo sư ở ĐHQG TP.HCM như thế nào hợp lý", GS Phạm Phụ nêu ba bối cảnh, đưa 3 nguyên tắc và đề xuất 3 kiến nghị cho câu chuyện này.