Nhiều trường đã lên kế hoạch tăng tiết, ôn tập cho học sinh dù Bộ GD-ĐT khẳng định nếu dạy đủ và ôn tập đúng hướng dẫn thì không đáng lo

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2010, nhiều trường THPT đã lên kế hoạch “chạy nước rút” các môn thi tốt nghiệp nhằm đạt kết quả tốt nghiệp cao. Hình thức phổ biến vẫn là tăng tiết các môn thi tốt nghiệp kể từ ngày 15-4, khi kết thúc các môn không thi tốt nghiệp.


TPHCM: Tăng tiết gấp đôi


“Trường sẽ tăng từ 2 đến 4 tiết/tuần tùy theo mỗi môn, trong đó môn toán tăng lên nhiều nhất là 8 tiết/tuần” - ông Phạm Danh Tấn, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cho biết.

Theo kế hoạch của Trường THPT Hoàng Hoa Thám, các môn văn, ngoại ngữ sẽ tăng từ 3 lên 6 tiết, môn sử, địa tăng từ 1,5 tiết lên 4 tiết, hóa tăng từ 2 lên 6 tiết và môn toán tăng từ 3,5 tiết lên 8 tiết/tuần.

Ông Nguyễn Đình Thịnh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong thời gian tổ chức tăng tiết, trường không thu thêm lệ phí ôn tập của học sinh, nguồn kinh phí hỗ trợ cho giáo viên được trích ra từ quỹ của nhà trường.


Là trường học 2 buổi/ngày nhưng Trường THPT Thủ Đức cũng tăng tiết các môn sử, địa lên 2 tiết/tuần, các môn còn lại vẫn giữ nguyên.



Học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám trong giờ học toán. Ảnh: TẤN THẠNH


Còn tại Trường THPT Tân Phong, ngay từ đầu học kỳ 2 đã tăng tiết đối với 8 môn học chính và đang có kế hoạch tăng từ 2-4 tiết/tuần tùy môn thi. Tại các trường THPT khác như Hiệp Bình, Hùng Vương... số lượng các tiết tăng cũng tương tự.


Theo tính toán của hiệu trưởng nhiều trường THPT, số tiết tăng lên 32-34 tiết/tuần đối với các môn thi tốt nghiệp THPT là gấp đôi nhưng nếu so với tổng số các tiết học/tuần trong năm học thì không thay đổi gì nên sẽ không quá áp lực đối với học sinh lớp 12.


Hà Nội: Phân loại học sinh để ôn tập


Hiệu trưởng một số trường THPT của Hà Nội nhận định việc tổ chức cho học sinh ôn tập môn lịch sử, địa lý trong 2 tháng để đạt điểm trung bình không quá khó nhưng để giành điểm cao thì không dễ.

Vì thế, giải pháp quan trọng để giành điểm cao là phân loại học sinh để tổ chức ôn tập, sau đó kiểm tra chất lượng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung biện pháp, nội dung ôn tập cho từng đối tượng học sinh một cách phù hợp.

Nên ôn tập đúng theo hướng dẫn

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, khẳng định mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành, nếu các trường dạy đủ các môn theo số tiết trong phân phối chương trình và tổ chức ôn tập theo đúng hướng dẫn thì không đáng lo.

Cùng với việc yêu cầu giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập, biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời... để ôn tập cho học sinh, hiện các trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Đinh Tiên Hoàng... đã bắt đầu thực hiện giải pháp này.


Trong khi đó, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết bộ đã yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo học lực, tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu.

Ngoài ra, các trường THPT cũng cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm cho các em học yếu, giúp các em này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Bên cạnh việc học sinh tự học, tự ôn tập, các trường cần tăng cường ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp cho các em.

 

                                                                                         Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường tiểu học Vũ Lâm tăng cường CSVC, trang thiết bị, phục vụ dạy và học
Ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TPHCM, góp ý kiến cho dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
Không có hình ảnh

Thi tốt nghiệp THPT: Để đạt điểm cao môn Địa lý

Với môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao.

Để công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2010 đạt kết quả cao

(HBĐT) - Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), năm nay, Sở GD-ĐT đã triển khai hướng dẫn công tác tuyển sinh đến các đơn vị tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Một số hạn chế trong công tác tuyển sinh năm 2009 được đưa ra và rút kinh nghiệm giúp công tác tuyển sinh năm nay đạt kết quả tốt hơn.

Chấn chỉnh giáo dục đại học

Cần sớm xây dựng Luật Giáo dục đại học. Chỉ nên cho phép thành lập những trường có vốn đầu tư lớn và hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận

Ban hành hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp

Ngày 30-3, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Theo hướng dẫn, việc ôn tập của học sinh phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

2.177 học sinh đoạt giải Học sinh giỏi quốc gia lớp 12

Ngày 30/3, Bộ GD-ĐT công bố kết quả giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT 2010. Theo đó, cả nước có 2.177 thí sinh đoạt giải trên tổng số 3.913 thí sinh dự thi.

Quyết liệt di dời các trường ĐH khỏi trung tâm Hà Nội

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc di dời các trường ĐH ra xa trung tâm Hà Nội, nhằm giảm tải dân số và các vấn đề xã hội đối với các quận nội thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục