Vẫn là những tâm trạng lo lắng mùa thi, nhưng sự lo lắng không đến từ bài vở, mà là từ... cuộc sống vợ chồng đến sớm. Bạn có giật mình không khi biết đó là những câu chuyện có thật của bạn bè mình ở Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)?
Bố mẹ teen
Tâm sự trên là của bạn Sùng A Khúa, dân tộc Mông, lớp 12D trường Mai Châu (Hòa Bình). A Khúa nói thêm: “Năm nay, nếu không đậu, vợ chồng mình lại tiếp tục làm nương, dành dụm để năm sau thi tiếp”. Bạn Tếnh A Thềnh, đang học lớp 12B trường THPT Mai Châu A cũng đã lập gia đình được hơn 2 năm. Vợ ở nhà làm rẫy, con còn nhỏ, lại hay bệnh nên việc học của A Thềnh cũng bấp bênh lắm. Nhà cách trường gần 40km, chỉ riêng việc “chạy sô” giữa trường và nhà cũng lấy đi của bạn quá nhiều sức lực rồi!
Ở nhiều lớp học của trung tâm GDTX Mai Châu và THPT Mai Châu, chuyện những cô cậu học trò người Mông tuổi 17, 18 đã có gia đình và làm bố, mẹ của những đứa trẻ nheo nhóc không còn xa lạ nữa...
Hệ quả này bắt nguồn từ phong tục dựng vợ gả chồng sớm của người Mông. Họ quan niệm rất đơn giản rằng việc lấy vợ, lấy chồng là bổn phận trước sau gì cũng phải làm, nên làm càng sớm càng tốt. Anh Phàng A Sòng, cán bộ văn hóa xã Pà Cò cho biết, nhà của A Sòng có 3 anh em trai, hai người em của anh là A Lớ và A Páo cũng đều đã có vợ con trước khi tốt nghiệp phổ thông. A Lớ “khoe” chỉ mới quen vợ mình vài tuần trước ngày cưới. Đến ngày hội Xuân của làng, liếc mắt thấy hợp, thế là nhà A Lớ sang hỏi cưới rồi dắt tay nhau về. A Lớ cho biết: “Lấy nhau rồi thì cứ thế mà sinh con thôi!”.
Làm bố mẹ teen - được hay mất?
Đến làm quen với một gia đình người Mông ở bản Lác, Mai Châu, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hoàn cảnh như gia đình cô Sùng A Mi. Chồng bị bắt vì tội buôn thuốc phiện, một mình cô nuôi 4 con khôn lớn. Hai cô con gái của Sùng A Mi ở nhà làm ruộng, một cậu con trai bị ngớ ngẩn, chỉ còn một con trai đang tuổi 15 đã bị mẹ bắt nghỉ học lấy vợ sinh con để có người nối dõi.
Đứa bé ra đời lại tiếp tục là gánh nặng cho A Mi, bởi đôi vợ chồng trẻ con kia đã biết chăm sóc một đứa bé là như thế nào đâu! Nhà đã nghèo, lại càng nghèo thêm, mấy miệng ăn mà chỉ trông vào vài chục cây mận một năm thu hoạch một mùa.
Với những bạn lấy vợ, lấy chồng và sinh con sớm ở độ tuổi còn đang đi học, thì cái áp lực bài vở cộng với áp lực gia đình còn khiến người trong cuộc mệt mỏi hơn. Nhiều hôm, A Thềnh, cậu học sinh đã có con hai tuổi, sau những đêm thức để chăm con ốm, cậu vẫn cố gắng đến trường. Nhưng chỉ vừa đặt mông xuống ghế là cậu đã lăn quay ra ngủ vì mệt. Vào những mùa thu hoạch cao điểm, con trai người Mông không chỉ ở nhà phụ gia đình gặt lúa mà còn có trách nhiệm phụ gia đình bên vợ, thế là bị phân tâm, phải bỏ học ở nhà lo cho xong mùa gặt rồi mới tiếp tục đến lớp.
A Đạt, bạn cùng lớp của A Khúa “bật mí”: “Nhiều bạn học đến lớp 12 mà đọc chữ vẫn không thạo. Có lần, cô bảo A Khúa đứng lên đọc bài, nhưng bạn đọc theo kiểu nhảy cóc. Hỏi tại sao thì A Khúa bảo bạn chưa được học chữ đó bao giờ”. A Khúa, A Thềnh... thường xuyên trốn tiết để về chăm con ốm, nên có một kết quả học tập như vậy cũng là điều dễ hiểu. Bạn “bố trẻ” A Ành, nhà ở xã Pà Cò, năm nay đang cố để luyện thi lại tốt nghiệp thở dài ngao ngán: “Đến bây giờ mà Toán và Văn mình chỉ học được có 1/3 chứ chưa nói đến các môn Sử, Địa...”.
Có lẽ không cần phải đặt câu hỏi “được hay mất”, bởi chúng ta đã có thể nhìn thấy câu trả lời chân thật nhất, từ cuộc đời của những ông bố bà mẹ tuổi teen này.
Theo Dantri
(HBĐT) - Năm học 2009 - 2010, huyện Lạc Sơn có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH - CMC, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 - 45 đạt 99,1%.
Vào lúc 9h ngày 10/6 tới, độc giả của Dân Trí và DTiNews có cơ hội giao lưu trực tuyến với với các chuyên gia dạy Anh ngữ Tập đoàn AAC về phương pháp học tiếng Anh hiệu quả và học bổng Anh ngữ với tổng trị giá 500 triệu do AAC tổ chức.
“Con trai tôi đến 2 tuổi rưỡi vẫn không nói một tiếng, tôi hết hồn bồng cháu đi khám thì bác sĩ bảo từ từ rồi cháu sẽ nói. Ba tuổi, bốn tuổi, năm tuổi, cháu vẫn chưa một lần gọi ba, gọi mẹ. Rồi vợ chồng tôi bàng hoàng biết cháu bị tự kỷ".
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, các bạn thí sinh lại chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Biết bao âu lo của các bạn sẽ nhẹ gánh phần nào khi hàng ngàn sinh viên tình nguyện đã sẵn sàng tiếp sức cho các bạn từ áo mưa, bản đồ... cho đến chỗ trọ.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, từ hôm nay (5.6), việc chấm thi sẽ được tiến hành để kịp công bố kết quả tốt nghiệp cho thí sinh.
Xin giới thiệu đến bạn đọc đáp án chính thức 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2010, gồm cả hệ giáo dục thường xuyên, do Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố.