Các cấp, các ngành ở huyện Yên Thuỷ luôn quan tâm, tạo điều kiện để con em mình đến trường học tập đạt chất lượng cao hơn.

Các cấp, các ngành ở huyện Yên Thuỷ luôn quan tâm, tạo điều kiện để con em mình đến trường học tập đạt chất lượng cao hơn.

(HBĐT) - Ngay trong buổi lễ “Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người” (tháng 4/2010), các ban, ngành ở huyện Yên Thủy đã ủng hộ, quyên góp được 53 triệu đồng. Hoạt động khuyến học nơi vùng đất khó đã mang lại hiệu quả rõ nét; thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT huyện nhà phát triển…

 

Huyện đã có nhiều giải pháp để xây dựng và củng cố Hội khuyến học. Tháng 8/2006, các xã, thị trấn đã tổ chức xong Đại hội Khuyến học lần thứ nhất, đồng thời huyện đã tổ chức Đại hội Hội Khuyến học lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2006-2010. Hiện nay, toàn huyện có 14 tổ chức hội, 205 chi hội cơ sở với 7.000 hội viên. Thời gian qua, Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng; góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Các cấp hội đã triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 07/CTrHĐ-HU, ngày 22/5/2006 về phát triển văn hóa-xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng huyện Yên Thủy thành xã hội học tập.

 

 Nhiều hoạt động cụ thể đã được Hội triển khai hiệu quả như đã tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục; vận động được trên 400 triệu đồng để xây cổng trường, tường rào, sửa chữa lớp học. Hội đã cùng với các ngành,đoàn thể tham gia công tác phổ cập giáo dục; giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS (tỷ lệ số người trong độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS đạt 84,7%). Một trong những thế mạnh của huyện chính là luôn quan tâm, nhân rộng các điển hình tiên tiến, những gia đình hiếu học; phát động xây dựng quỹ và khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng quỹ khuyến học của UBMTTQ huyện phát động, hầu hết các xã, thị trấn, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp đều xây dựng quỹ khuyến học. Hàng năm, toàn huyện đều tham gia đóng góp quỹ được gần 200 triệu đồng. Bao gồm quỹ của hội khuyến học xã, thị trấn; quỹ của các trường học và quỹ khuyến học của các dòng họ. Vào mỗi dịp khai giảng, tổng kết năm học, ngày 1-6, các cấp hội đều có khen thưởng, động viên khích lệ các cá nhân, thầy và trò có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục. Hàng năm, các cấp hội đều dành từ 150-170 triệu đồng trong khen thưởng, thi đua. Năm 2009, Hội khuyến học huyện đã trao thưởng 14 suất học bổng (mỗi suất 300.000 ngàn đồng) cho những học sinh tiêu biểu, học sinh nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập. Tạo nên sự khởi sắc của công tác khuyến học, khuyến tài ở huyện Yên Thuỷ, có các dòng họ, gia đình hiếu học như các dòng họ Bùi Ngọc Thỏa (xã Yên Trị), Trần Gia Huệ (xã Yên Lạc), các con cháu có học vị cử nhân, tiến sĩ. Gia đình ông Đào Mạnh Tuất (thị trấn Hàng Trạm) có 3 con đỗ đại học, gia đình ông Nguyễn Xuân Trang có 5 người con đỗ đại học; gia đình ông Bùi Đức Bản (xã Lạc Lương), 5 người có trình độ đại học, cao đẳng...

 

Hoạt động khuyến học ở Yên Thuỷ là động lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục huyện nhà phát triển. Chất lượng giáo dục của huyện có những chuyển biến đáng kể. Cùng với việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn cũng có nhiều nét mới. Năm học 2009-2010, Yên Thuỷ có 822 em là học sinh giỏi cấp huyện và 135 em là học sinh giỏi cấp tỉnh. Tới năm học 2010-2011, huyện đã có 7 trường chuẩn quốc gia./.

 

                                                                                               Bùi Huy    

      

Các tin khác

Ông Nguyễn Quốc Sự, CCB xã Mông Hóa  kể lại những truyền thống lịch sử của quê hương, dân tộc
Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nội dung chương trình giáo khoa về địa phương đang còn bị thả nổi?

Một nét mới của chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9, các tác giả biên soạn các môn khoa học xã hội đã đưa thêm chương trình văn học, lịch sử, địa lí của địa phương vào mà trước đây chưa hề có.

Trường Mầm non Tu Lý A: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non

(HBĐT) - Trường mầm non tu lý A xã Tu Lý được tách từ trường tiểu học Tu Lý từ năm 2005. Khi mới thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường nghèo nàn lạc hậu. Khắc phục những khó khăn đó, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non.

Thí điểm trả lương giảng viên gắn với hiệu quả dạy

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 275/TB-VPCP, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 khối các trường đại học, cao đẳng.

Vì sao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tụt dốc?

Vấn đề được đưa ra tại hội thảo “công tác thi chọn HSG quốc gia, tuyển chọn và tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.

Bộ sách “Chào lớp Một” không phải là sách giáo khoa

GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ ra những vấn đề quanh bộ sách “Chào lớp Một” rất sâu sắc, Dân trí xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết của GS.

Trường Tiểu học xã Xuân Phong vun đắp sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - “ Là ngôi trường thuộc xã vùng sâu của huyện Cao Phong, học sinh còn hạn chế trong các mối quan hệ xã hội cũng như tham gia các hoạt động tập thể đã phần nào ảnh hưởng tới việc tiếp cận và hòa nhập với môi trường giáo dục của nhà trường. Vì vậy, xây dựng mái trường thân thiện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt những năm học vừa qua”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục