Dù đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo khoa và đại diện nhà trường chiều 13-10 nhưng những bức xúc lâu nay của hơn 200 học sinh lớp 09T2 y sĩ đa khoa, khoa y dược Trường ĐH Hồng Bàng không thể được giải quyết.
Học sinh đối thoại với đại diện nhà trường chiều 13-10 - Ảnh: Trần Huỳnh |
Một số học sinh cho biết: “Trong khi SVHS các trường bạn đi thực tập tại bệnh viện luôn có giáo viên hướng dẫn đi kèm, còn chúng tôi không có lấy một giáo viên nào”. Các học sinh còn thắc mắc không biết nhà trường ký hợp đồng với bệnh viện ra sao mà khi đi thực tập, nhiều học sinh không được hoan nghênh, thậm chí luôn bị các bác sĩ tỏ thái độ tẩy chay. Học sinh cho biết hiện rất nhiều môn họ chưa được học kiến thức lâm sàng nên khi đi thực tập không biết gì. “Chúng tôi đến bệnh viện như những kẻ lang thang, phải tự đi theo học lóm thầy cô trường bạn” - nhiều học sinh bức xúc.
Lý giải việc này, ông Vũ Đình Hùng, trưởng khoa y dược, cho rằng trong năm học trước một số giảng viên (nay không còn dạy ở Trường ĐH Hồng Bàng nữa - PV) tự ý bỏ bớt một số nội dung trong vài học phần nên thực tế nhiều học sinh khoa này còn chưa nắm vững kiến thức và đã gặp khó khăn khi thực tập. “SV đi thực tập lâm sàng bệnh học mà chưa được học triệu chứng thì biết làm gì. Chúng tôi sẽ tổ chức dạy bổ sung kiến thức này cho các SV có nhu cầu” - ông Hùng nói.
Có mặt trong buổi đối thoại này còn có một số học sinh của các lớp khác như 09T2 y học cổ truyền, 09T3... Tại đây, học sinh kêu ca vì phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình học. Cụ thể gần hai tháng nay nhiều môn học khi học sinh đến lớp ngồi đợi cả buổi không có giảng viên, phải ra về. Ông Vũ Đình Hùng giải thích: “Một số giáo viên thỉnh giảng đang là bác sĩ của các bệnh viện. Đôi khi có việc đột xuất nên họ phải nghỉ dạy và không thông báo kịp cho SV. Họ không phải giảng viên cơ hữu của trường nên SV phải thông cảm” (!?).
Ngoài ra, các học sinh khóa 09T2 đã sang học kỳ 3 nhưng điểm của nhiều môn ở học kỳ 1 đến nay vẫn chưa có. Đó là chưa kể rất nhiều môn công bố điểm thi trên website của trường nhưng dữ liệu điểm sai. Nhiều học sinh thi đậu nhưng trường công bố điểm rớt, phải đóng tiền thi lại, sau đó kiểm tra học sinh biết mình đậu và xin rút tiền lại nhưng không được...
Trước bức xúc của học sinh, ông Đặng Ngọc Hoàng, trưởng phòng đào tạo nhà trường, thừa nhận vừa qua website của trường bị lỗi và đã tạm ngưng hoạt động để khắc phục.
Theo Tuoitre
GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ ra những vấn đề quanh bộ sách “Chào lớp Một” rất sâu sắc, Dân trí xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết của GS.
(HBĐT) - “ Là ngôi trường thuộc xã vùng sâu của huyện Cao Phong, học sinh còn hạn chế trong các mối quan hệ xã hội cũng như tham gia các hoạt động tập thể đã phần nào ảnh hưởng tới việc tiếp cận và hòa nhập với môi trường giáo dục của nhà trường. Vì vậy, xây dựng mái trường thân thiện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt những năm học vừa qua”.
Trường ĐH đẳng cấp quốc tế là mục tiêu tốt đẹp. Tuy nhiên, làm như thế nào để vừa hiệu quả mà lại không lãng phí trong hoàn cảnh nước ta không thừa tiền, lắm của. Ý kiến của những giáo sư có kinh nghiệm và tâm huyết về giáo dục đáng để lưu tâm.
Hơn 54% sinh viên cho biết không có hứng thú học tập, 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ
Hôm nay 12/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có công văn yêu cầu các trường đại học, học viện trong cả nước chấn chỉnh ngay lại tình trạng hệ vừa học vừa làm để tránh hiện tượng học thuê.
(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế ở các vùng phát triển không đồng đều, trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện Lạc Sơn đã luôn vượt qua khó khăn và giành được những kết quả tích cực trong công tác dạy và học. Làm nên thành công này có sự đóng góp không nhỏ của tổ chức Công đoàn ngành Giáo dục của huyện