Phụ huynh đọc thông báo nghỉ học ở cổng Trường tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phụ huynh đọc thông báo nghỉ học ở cổng Trường tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sáng nay, trên địa bàn TP Hà Nội, một số trường cho học sinh học bình thường, có trường lại cho học sinh nghỉ học. Trước đó, lúc hơn 6h sáng, VTV1 dự báo nhiệt độ của Hà Nội hôm nay khoảng 11độ 4, còn bản tin thời tiết ở Đài Hà Nội thông báo là 8-10 độC.

 

Từ đầu tuần đến nay, miền Bắc rơi vào kỳ rét ngọt. Nhiệt độ tại nhiều tỉnh đã xuống dưới 10 độ C khiến hàng nghìn học sinh nghỉ học.

Trước tình hình này, ngày 5/1, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông báo đến các phòng giáo dục-đào tạo quận,  huyện, thị xã và các nhà trường trong toàn thành phố. Theo đó, học sinh mầm non và tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống, học sinh bậc trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống.

Tuy nhiên, sáng nay, lúc hơn 6 giờ, VTV1 dự báo nhiệt độ của Hà Nội hôm nay khoảng 11độ 4, trong khi cũng khoảng thời điểm trên, bản tin thời tiết ở Đài Hà Nội lại thông báo là 8-10 độC.

Chính vì vậy, nhiều phụ huynh khóc dở, mếu dở khi cùng trên trục đường Nguyễn Thái Học (Hà Nội), Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, học sinh vẫn học bình thường, còn Trường Tiểu học Phan Chu Trinh lại được nghỉ học. Thậm chí, tại cùng một trường như tiểu học Ngọc Lâm (Hà Nội) có phụ huynh thở phào khi gửi được con,  nhưng lại cũng có người phải đưa con về nhà.

Phụ huynh đọc thông báo nghỉ học ở cổng Trường tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

"Đội" rét đến lại "đội" rét về
    
Sáng sớm, hai mẹ con chị Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hò nhau dậy thật sớm vì “trời lạnh, hai mẹ con đi như bò ra đường mới tới trường.” Nào ngờ đến nơi, cô giáo chủ nhiệm lớp mầm non lại thông báo, các em được nghỉ học vì lạnh quá.

“Bé nhà mình thì thích ra mặt nhưng tôi thì lo sốt vó, phải điện đi khắp nơi nhờ trông cháu,” chị Hạnh thở dài.

Thế nhưng, điều làm chị Hạnh tiếc hơn cả là, chỉ đến sau chị dăm phút, nhiều phụ huynh lại may mắn gửi được con.

“Những người đến muộn hơn một chút may mắn gặp được hiệu trưởng. Không biết người ta năn nỉ thế nào nhưng rồi các cô lại nhận trông cháu như bình thường. Chỉ tội con mình phải đi ngoài trời rét,” chị Hạnh ngậm ngùi.

Chung cảnh mếu máo với chị Hạnh, chị Mai, một phụ huynh có con đang học tại Trường tiểu học Ngọc Lâm (Hà Nội) sáng nay cũng phải chưng hửng đưa con về nhà ngoại.

“Ngó bản tin lúc 7 giờ của VTV1, thấy nhiệt độ tụt xuống chỉ còn 8 độ, tôi gọi cho một cô giáo trong trường thì được thông báo là được nghỉ học, đành phải chuyển sang phương án B là gửi con sang nhà bà ngoại,” chị Mai cho biết.

Thế nhưng, đến cơ quan, chị lại được một phen sửng sốt vì hóa ra, con nhà chị nằm trong số gần 200 cháu nghỉ học sáng nay. Còn lại, các cháu vẫn đi học bình thường.

Sáng nay, toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cũng được thông báo nghỉ học. Trong khi đó, các trường ở khu vực quận Cầu Giấy vẫn đi học bình thường. Ngay cả ở nơi rét nhất Hà Nội là Ba Vì, ông Lê Ngọc Tôn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, theo dự báo thời tiết của VTV1, nhiệt độ Ba Vì hôm nay vẫn ở trên 10 độ C.

Biết nghe đài nào?


Chị Mai bức xúc: “Không hiểu rốt cục mình phải nghe theo bản tin thời tiết nào, mà quan trọng là, chính các cô giáo hình như cũng không thống nhất vì việc nghỉ học của học sinh.”

Theo bà Lưu Thị Bích Hằng, hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Lâm (Hà Nội), không chỉ chị Mai mà có rất nhiều phụ huynh của trường sáng nay cũng hoang mang không biết con có được nghỉ học hay không vì không biết nghe đài nào, nghe lúc mấy giờ.

Cũng theo bà Hằng, ngoài việc cần thống nhất với phụ huynh là nghe bản tin thời sự lúc mấy giờ, còn cần thống nhất việc nghe dự báo thời tiết của đài nào. Khi trời trở lạnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã có công văn gửi các trường là căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV1 phát lúc hơn 6 giờ sáng. Trường cũng đã có thông báo gửi tới các bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, chiều tối qua, Sở GD-ĐT Hà Nội lại có công văn gửi các phòng, các trường là căn cứ theo bản tin thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc 6 giờ 30 phút. Trong khi đó, nhiệt độ dự báo của hai đài này lại khác nhau. Cụ thể, trong khi sáng nay VTV1 dự báo thời tiết Hà Nội là 11 độ 4 thì Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc 6 giờ 30 lại báo nhiệt độ Hà Nội từ 7 đến 10 độ C.

Thậm chí, bản tin thời tiết của chính VTV 1 vào lúc hơn 6 giờ và lúc 7 giờ đã chênh nhau khi lúc trước thì thông báo là 11 độ 4, là ngưỡng nhiệt độ học sinh tiểu học không được nghỉ nhưng sau đó hơn nửa tiếng đồng hồ lại thông báo nhiệt là 8-13 độ (là ngưỡng nhiệt độ học sinh được nghỉ).

Lãnh đạo Trường tiểu học Quang Trung cho biết trường quyết định cho học sinh nghỉ căn cứ vào thông báo của Sở, học sinh toàn trường được nghỉ học do trời rét, nhiệt độ xuống dưới 10 độ, theo dự báo của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

“Tôi đang làm công văn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm để có sự thống nhất về việc nghe đài nào, nghe giờ nào. Khị Đài dự bảo khoảng nhiệt độ từ 8-13 độ thì chọn 8 hay 13 độ là chuẩn? Nếu cứ rối như thế này thì rất mệt cho cả phụ huynh và nhà trường,” bà Lưu Thị Bích Hằng chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, Sở đã thống nhất với Đài Truyền hình Hà Nội về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại. Theo đó, phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào khoảng 6 giờ 30 phút hàng ngày và căn cứ vào đó để xác định xem con có được nghỉ học hay không.
 
 
 
                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục