Các cháu trường mầm non Unicef trong Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca năm học 2011- 2012.

Các cháu trường mầm non Unicef trong Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca năm học 2011- 2012.

(HBĐT) - Chúng tôi thực sự xúc động khi được tham dự Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca của trường mầm non Unicef, phường Hữu Nghị (TPHB). Nhìn những cô, cậu học sinh khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, tự tin với các phần thi năng khiếu, kiến thức... chúng tôi biết được đó là kết quả nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên nhà trường. Với bề dày truyền thống trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, trường mầm non Unicef đã và đang là nơi ươm mầm tương lai được đông đảo phụ huynh trên địa bàn tin cậy, gửi gắm con em.

 

Cô Phan Thị Dung, Hiệu phó trường mầm non Unicef cho biết: Khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là cơ sở vật chất được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, sân vườn hay bị ngập úng sau mỗi trận mưa do thoát nước chậm, trang thiết bị giảng dạy như đèn chiếu, máy Kidsmart còn ít cho cô và trẻ hoạt động... Nhưng vượt lên tất cả, cô và trò nhà trường luôn thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động. Đặc biệt, để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo 14 nhóm lớp thực hiện chương trình. Từ đó, các nhóm lớp xây dựng hoạt động cụ thể thực hiện chủ đề phù hợp với từng đặc điểm của độ tuổi trẻ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho CB, GV tham dự tập huấn do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán CB, GV, nhà trường thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, dự các hoạt động của cô và trẻ nhằm đánh giá, xếp loại giáo viên theo chủ đề. Đối với giáo viên hợp đồng 161, do chế độ còn thấp, trường đã đề nghị với phụ huynh học sinh ủng hộ, hỗ trợ từ 600.000- 1,1 triệu đồng/người/ tháng để các cô yên tâm công tác. Nhờ đó, đến nay, 100% giáo viên nhà trường có trình độ trên chuẩn và đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trường chú trọng đến việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, có sáng kiến lồng ghép các trò chơi dân gian nhẹ nhàng, phù hợp và khuyến khích trẻ chủ động hoạt động, sáng tạo nâng cao ý thức tự giác và khả năng vận dụng linh hoạt nội dung giáo dục trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tiêu biểu trong cải tiến phương pháp giảng dạy có các cô: Nguyễn Thị Thảnh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Phạm Thị Hồng Nga, Nguyễn Thị Hằng... Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, năm học 2011- 2012, nhà trường đã thống nhất với phụ huynh học sinh nâng mức tiền ăn của trẻ từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng/trẻ/3 bữa/ngày. Trường tổ chức ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn, thực hiện chế biến nuôi dưỡng các cháu theo thực đơn. Tăng cường tận dụng đất đai trong trường trồng rau xanh nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phối hợp với Trạm y tế phường Hữu Nghị tiêm chủng, uống vitamin, phòng- chống dịch bệnh cho trẻ. Nhà trường và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.       

 

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng dạy và học của nhà trường không ngừng được nâng lên. Năm học 2011- 2012, nhà trường có 14 lớp với 452 học sinh. Kết quả, khối nhà trẻ có 96,66% cháu phát triển bình thường, chỉ còn 1 cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ, 1 cháu thấp còi; khối mẫu giáo có 97,39% cháu phát triển bình thường, 11 cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ, 2 cháu thấp còi. Từ năm 2005, nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, trường đang tập trung tham mưu với các ngành chức năng thẩm định xây dựng lại toàn bộ trường và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2014.

 

                

                                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục