Từ hôm ngày 1-8, các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 28 tỉnh, thành khác sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tăng giá đối với giá dịch vụ khám chữa bệnh và 1.906 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện đối với các đối tượng chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này được áp dụng theo Thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15-3-2017 của Bộ Y tế nhằm hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt giá giữa khám, chữa bệnh của người không có thẻ BHYT và người có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở khám, chữa bệnh.

Tại Hà Nội, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã/phường/thị trấn; người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế; người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế nhưng đi khám, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hiện nay, Hà Nội còn 17,6% dân số chưa tham gia BHYT, sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Việc tăng giá này không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo bởi các đối tượng này đã được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT. Vì thế, việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của toàn Thành phố cũng như không tạo nên sự biến động quá lớn về thị trường giá cả.

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Hiền, việc tăng giá dịch vụ y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TP trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khám bệnh, chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá; giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; thúc đẩy người dân tham gia BHYT để được hưởng những quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật cao.

Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1-8, các cơ sở khám chữa bệnh là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ thực hiện việc tăng giá viện phí. Các cơ sở khám chữa bệnh là đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sẽ thực hiện từ ngày 1-10-2017.

Trong đợt điều chỉnh tăng viện phí lần này, khoản viện phí tăng nhiều nhất là giá khám bệnh và giá tiền giường. Dự kiến mức viện phí trung bình sẽ điều chỉnh tăng khoảng 30%. Hiện 80% người dân TP Hồ Chí Minh đã có BHYT nên sự điều chỉnh giá viện phí lần này sẽ chỉ tác động đến gần 20% dân số còn lại.

Với mức thay đổi này, phí khám bệnh hiện nay tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 của thành phố đang là 20.000 đồng sẽ tăng lên 39.000 đồng, bệnh viện hạng 2 từ 15.000 tăng lên 35.000 đồng, bệnh viện hạng 3 từ 10.000 tăng lên 31.000 đồng, bệnh viện hạng 4 từ 7.000 lên 29.000 đồng. Giá tiền giường nội khoa tại bệnh viện hạng 1 từ 80.000 đồng hiện nay sẽ tăng lên đến 199.100 đồng.

Được biết từ ngày 20-6, đã có 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ, ngành điều chỉnh tăng giá viện phí của hơn 1.900 dịch vụ y tế với mức tăng trung bình khoảng 20-30%. Đến hết năm 2017, giá viện phí mới đối với người không có BHYT sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.


                                                                                     Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Cảnh báo tình trạng đuối nước trong mùa hè, mùa mưa lũ

(HBĐT) - Theo số liệu của Công an tỉnh, tính từ đầu năm đến ngày 23/7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ đuối nước, làm 14 người chết. Trong đó, 10/11 vụ xảy ra trong thời gian từ ngày 8/4 - 23/7. Liên tiếp các vụ đuối nước xảy ra trong mùa hè, mùa mưa lũ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo để mỗi người, mỗi gia đình cần cẩn trọng hơn.

Khoa học và tinh tế, đây là cách người nhật chăm sóc người lớn tuổi

Nhật Bản luôn được biết đến là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình và chất lượng sống của người cao tuổi cao nhất thế giới. Đâu là bí quyết để xứ sở mặt trời mọc đạt được những thành tựu đáng học hỏi này?

Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm 2017

(HBĐT) - Chiều ngày 27/7, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT… hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 với các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ảnh hưởng từ tăng giá dịch vụ y tế

(HBĐT) - Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT, từ ngày 1/6/2017, hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT sẽ chính thức được áp dụng giá viện phí mới. Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh không tăng viện phí đồng loạt ngày từ 1/6/2017. Trong đó, tỉnh Hòa Bình vẫn chưa áp dụng tăng viện phí. Tuy nhiên, qua thống kê của BHXH tỉnh, tỷ lệ người tham gia BHYT tăng đáng kể trong những tháng gần đây.

Nỗ lực phòng, chống bệnh viêm gan

Viêm gan vi-rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, dẫn đến chết người do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan vi-rút đã trở thành "kẻ giết người thầm lặng”, khi số người chết do căn bệnh này đã vượt qua tổng số người chết vì lao, sốt rét cộng lại và nhiều hơn cả HIV/AIDS. hưởng ứng ngày viêm gan thế giới (28-7) tổ chức y tế thế giới kêu gọi các nước xây dựng kế hoạch hành động để tiến tới loại trừ bệnh viêm gan.

Hội thảo chuyên đề: “Vận động phụ nữ mua BHYT, vì sức khỏe gia đình”

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội thảo chuyên đề: "Vận động phụ nữ mua BHYT, vì sức khỏe gia đình” tại xã Trung Sơn. 45 đại biểu gồm các chị là UVBCH Hội LHPN huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục