(HBĐT) - Đó là vòng luẩn quẩn khi nói đến việc hút thuốc lá - bệnh tật và đói nghèo. Vì thực tế có không ít người do hút thuốc lá quá nhiều dẫn đến sức khỏe ngày càng giảm sút, bệnh tật ngày càng nhiều, khó khăn chồng chất, gia cảnh đã nghèo ngày càng nghèo hơn. Tuy nhiên, có nhiều nơi, không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ, nhất là những người trung niên và lớn tuổi có thói quen hút thuốc lá mà cả thuốc lào và coi đó như một thói quen khó bỏ.



Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân.

Chuyện không ở đâu xa, ngay trong gia đình tôi ở huyện Kỳ Sơn, mỗi lần thuê các bác thợ xây dựng một số công trình nhỏ, câu đầu tiên đề nghị với gia đình là hàng ngày chuẩn bị cho họ nước uống, chè khô và không thể không có thuốc lá. Trước đề nghị đó, buộc lòng gia đình phải mua và không phải chỉ 1 bao, 2 bao mà mua luôn cả cây thuốc để đỡ phải mất thời gian đi lại nhiều. Tất nhiên, những loại thuốc lá mà các bác thợ đề nghị không phải là loại cao sang… mà chỉ cần những loại ít tiền như Du lịch, Thăng Long hay Souvenir. Bởi họ cho rằng khi làm việc cần sự tỉnh táo, nếu không hút thuốc cảm giác nhạt mồm, nhạt miệng rất khó chịu. Vì vậy, họ tạo cho mình một thói quen và dần nghiện thuốc lá. Họ hút thuốc không chỉ khi đi làm công trình mà ở bất cứ đâu. Trong số họ, nhiều người rất gầy và thường xuyên ho, bệnh tật triền miên. Có người xin nghỉ giữa chừng để đi khám bệnh, phần lớn những căn bệnh của họ mắc phải có liên quan đến thuốc lá.

Vợ chồng anh H. cùng làm nghề thợ xây, anh chồng là thợ chính còn vợ làm phụ hồ. Do là láng giềng gần nhau nên chị không ngại chia sẻ với tôi những câu chuyện gia đình. Chị kể: "Sức khỏe chồng ngày càng kém đi do viêm phế quản mạn tính. Kinh tế gia đình đã khó giờ anh bị bệnh ngày càng khó khăn hơn. Để có tiền cho anh chữa bệnh, hai vợ chồng phải cố gắng đi xây mới có tiền mà đi làm trong khi đang mang bệnh, sức khỏe ngày càng kém đi, còn nếu không đi làm thì không biết kiếm đâu ra tiền để anh mua thuốc”. Tôi đã được đọc một câu đại ý nói rằng: "Khi còn trẻ thì bán sức khỏe để kiếm tiền, còn khi về già thì lấy tiền để mua sức khỏe”. Nếu áp dụng với gia đình anh H. thì đúng là nghịch cảnh, bởi ngay cả khi tuổi của anh không còn trẻ nữa, anh cũng không có đủ tiền để "mua lại sức khỏe” của mình mà nguyên nhân chính là do thuốc lá gây ra.

Ai cũng biết sử dụng thuốc lá làm tăng thêm gánh nặng cho mỗi gia đình và làm giảm chất lượng của lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình, chi phí cho hậu quả của việc hút thuốc gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc như: chi phí điều trị, chăm sóc, tốn kém về thời gian.

Để người dân có thể nhận thấy tác hại của thuốc lá, từ đó chủ động phòng - chống cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi người dân cần chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong lành không khói thuốc lá, đặc biệt bệnh tật và đói nghèo không còn đeo bám trong suốt cuộc đời của họ.

Minh Thủy
(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục