(HBĐT) - Đợt không khí lạnh tăng cường diễn ra từ ngày 8 -14/1 kéo nhiệt độ xuống mức 10 – 12oC, vùng núi rét hại, nhiệt độ từ 8 – 10oC, vùng núi cao có nơi dưới 5oC.


Trường mầm non Tân Thịnh (TP Hòa Bình) mua thêm chăn ấm và tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo cho trẻ được giữ ấm trong những ngày mưa rét.


Theo quy định, nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC, học sinh mầm non và tiểu học sẽ nghỉ học và xuống dưới 7oC học sinh THCS sẽ nghỉ học. Tuy nhiên từ đầu mùa rét đến nay, mới có trường PT DTNT THCS Mai Châu B (huyện Mai Châu) phải cho học sinh nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp. Các trường học vẫn duy trì hoạt động bình thường do nhiệt độ ở ngưỡng trên 10oC.

 

Qua khảo sát thực tế cho thấy, thời điểm này phụ huynh là cán bộ, công chức tập trung hoàn tất công việc, tổng kết cuối năm, còn nông dân các địa phương đang thu hoạch nông sản hoặc tập trung làm đất, gieo mạ chuẩn bị cấy trước Tết, do đó đều có nguyện vọng cho con đi học, nhất là trẻ mầm non. Vì vậy, ngành giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường chủ động có giải pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh, duy trì hoạt động dạy và học diễn ra bình thường để phụ huynh yên tâm làm việc, lao động sản xuất.

 

Sáng 10/1, chúng tôi có mặt tại huyện Kim Bôi, hoạt động của các nhà trường diễn ra bình thường. Đồng chí Đinh Thanh Tùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Để kịp thời lãnh, chỉ đạo các nhà trường, từ giữa tháng 12/2017 đến nay, phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi đã có 2 công văn (số 804, ngày 14/12/2017 và số 14, ngày 8/1/2017) yêu cầu các nhà trường thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, đảm bảo sức khỏe cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh trên địa bàn, duy trì ổn định hoạt động dạy và học. Tính đến ngày 10/1, chưa có trường học nào trên địa bàn huyện phải cho học sinh nghỉ học vì thời tiết khắc nghiệt. Huyện có 77 trường trực thuộc quản lý của phòng GD&ĐT, trong đó có 29 trường mầm non, 100% trường mầm non tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Để chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại, huyện đã chỉ đạo các nhà trường tiếp tục tu sửa cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo chống rét, hạn chế hoạt động ngoài trời, tuyên truyền phụ huynh mặc ấm cho con em. Đặc biệt là đối với các trường tổ chức ăn bán trú phải đảm bảo đủ suất ăn, chế độ ăn hợp lý, đồ ăn nóng; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị cơ số thuốc đầy đủ để phục vụ công tác y tế học đường. Chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng chậm lại. Phòng lồng ghép việc kiểm tra phòng, chống rét với kiểm tra tổ chức thi học kỳ I, kiểm tra chuyên ngành tại các nhà trường.

 

Các địa phương khác như Mai Châu, Đà Bắc… cũng tăng cường các giải pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, đảm bảo sức khỏe học sinh. Những ngày qua, do nền nhiệt đều ở mức trên 10oC nên các nhà trường vẫn tổ chức học bình thường. Trò chuyện với chúng tôi khi đến đón cháu tại trường mầm non Yên Mông, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình, bà Nguyễn Thị Xuân (xóm Bún) cho biết: Bố mẹ các cháu đều đi làm, trời rét thế này cho trẻ đi lớp chúng tôi yên tâm hơn là để ở nhà. Đến trường, lớp học ấm áp, kín gió, sạch sẽ; mỗi ngày các cháu được ăn 3 bữa đủ chất. Vậy nên phụ huynh rất yên tâm.

 

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh cũng như chương trình năm học, Sở đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, nhà trường hướng dẫn những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Lưu ý các nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp để phụ huynh mặc ấm cho con em cũng như theo dõi, chăm sóc sức khỏe đảm bảo. Trước khi vào mùa đông, các trường bán trú đã rà soát, mua sắm bổ sung chăn ấm. Những ngày rét đậm hạn chế hoạt động ngoài trời, không yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Các trường bán trú lưu ý các suất ăn đảm bảo nóng ấm, đủ chất, luôn có nước nóng… Do đó, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm cho con đi học những ngày mưa, rét. Sở cũng yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc việc cho học sinh nghỉ học nếu nhiệt độ xuống thấp, không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình, có kế hoạch dạy bù. Tỷ lệ học sinh chuyên cần những ngày mưa, rét trên địa bàn tỉnh, nhất là ở bậc mầm non vẫn đảm bảo duy trì bình quân trên 90%. Các hoạt động của ngành GD&ĐT diễn ra bình thường, đúng kế hoạch.

 



Dương Liễu

 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục