(HBĐT) - Hiện nay, tình trạng sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh ta. Điều trăn trở lớn nhất đối với ngành Dân số tỉnh là tình trạng này không chỉ xảy ra ở người lao động, làm nghề tự do mà có xu hướng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Năm 2017, toàn tỉnh có 13.598 trẻ sinh ra, trong đó có 914 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên (chiếm 7,3%), tăng 1,2% so với năm trước (năm 2016 là 6,1%). Đảng viên sinh con thứ 3 có 29 trường hợp.



Cán bộ dân số xã Địch Giáo (Tân Lạc) tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về ý nghĩa của việc dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra tại hầu hết các địa phương, từ những nơi có trình độ dân trí cao đến nơi có trình độ dân trí thấp. Tại một số huyện tình trạng sinh con thứ 3 cao như: Lương Sơn, Yên Thủy, Cao Phong…Theo khảo sát của chúng tôi tại 2 huyện Lương Sơn và Yên Thủy có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất tỉnh trong nhiều năm liên tiếp. Năm 2017, huyện Lương Sơn có 183 trẻ sinh ra là con thứ 3 trong đó có 7 trường hợp sinh con thứ 3 là đảng viên. Huyện Yên Thủy có 94 trẻ sinh ra là con thứ 3 trong đó có 4 trường hợp sinh con thứ 3 là đảng viên và 3 trường hợp là cán bộ viên chức. Đây là một trong những thách thức lớn đối với 2 huyện trong việc giảm thiểu tình trạng sinh con thứ 3 trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Yên Thủy chia sẻ: Tình trạng cán bộ, công chức, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên làm ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trong việc chấp hành thực hiện chính sách dân số của Nhà nước. Khi cán bộ dân số đến tuyên truyền, vận động người dân dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt, nhiều gia đình đã lấy ví dụ ngay những cán bộ, công chức, đảng viên của địa phương sinh con thứ 3. Họ lập luận rằng, chính những người phải nghiêm túc chấp hành chính sách dân số vẫn sinh con thứ 3 thì người dân bình thường như họ cũng có thể sinh con thứ 3.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tuy nhiên, phần lớn là do tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”. Quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường vẫn còn khá nặng nề ở nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ, đảng viên. Thực tế, phần lớn phụ nữ vẫn chưa có quyền chủ động trong việc sinh con mà phải chịu sức ép từ phía gia đình chồng. Mặt khác, do đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển, nhiều gia đình dù đã "có nếp, có tẻ” nhưng vẫn muốn sinh thêm con cho "vui nhà, vui cửa” và đề phòng tai nạn, rủi ro. Ngoài ra, một số văn bản quy định xử lý vi phạm vẫn còn những kẽ hở để nhiều người lợi dụng "lách luật”. Hiện nay, việc xử lý đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số chủ yếu được xử lý về mặt Đảng theo Quy định số 102 - QĐ/TW ngày 15/11/2017 của BCH T.ư về sử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Khi kỷ luật họ chỉ chịu hình thức khiển trách, cảnh cáo kéo dài thời gian nâng lương…không đủ sức răn đe.

Việc gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh tạo áp lực lớn đến đời sống xã hội. Đa số trẻ sinh ra là con thứ 3 đều là bé trai chính vì vậy đã trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện tại, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh là 115,1 nam/100 nữ. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai, đặc biệt nghiêm trọng ở độ tuổi kết hôn nam giới khó lấy vợ. Đây là thực trạng đáng lo ngại khi tỉnh Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, để hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 tỉnh ta cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác truyền thông, vận động thực hiện chính sách DS/KHHGĐ đến từng đối tượng. Các cấp, các ngành, đoàn thể cần coi công tác DS/KHHGĐ là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách DS/KHHGĐ; cần có sự cam kết mạnh mẽ của các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò gương mẫu tự giác chấp hành của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Các cơ quan, đơn vị có đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 cần xử lý nghiêm để răn đe các đối tượng khác.

Thu Thủy

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục