(HBĐT) –Theo Bác sỹ Đinh Thị Diệu, Trưởng Khoa Nhi (BVĐK tỉnh), vào khoảng 4 giờ ngày 31/5, Khoa Nhi tiếp nhận 2 bệnh nhân là hai chị em sinh đôi là các cháu Nguyễn Thị Q, Nguyễn Thị H (11 tuổi) được nhân viên Trung tâm y tế huyện Lạc Sơn và người nhà đưa đến trong tình trạng rất nguy kịch.

Cháu Q trong tình trạng kích thích vật vã, nôn ói nhiều, nói nhảm, nhịp tim chậm. Đặc biệt, cháu H trong tình trạng rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nôn nhiều, da tái nhợt, thở chậm và có những cơ ngừng thở. Sau khi tập trung cứu chữa, cháu Q đã dần hồi phục, khi xác định có đủ điều kiện chuyển tuyến, Khoa Nhi đã báo cáo Ban Giám đốc BVĐK tỉnh cho chuyển lên Viện Nhi Trung ương. Đến nay, sau 4 ngày cấp cứu, điều trị, cháu Q đã tỉnh táo, ổn định, các Bác sỹ có thể nói chuyện được. Sau gần 2 tiếng cấp cứu, do ngộ độc quá nặng, cháu H, đã tử vong tại BVĐK tỉnh. 

Bác sỹ khoa nhi Bùi Như Quyển, kíp trưởng trực tiếp cấp cứu cho 2 bệnh nhân cho biết: người nhà của bệnh nhân cung cấp, do bố mẹ đi làm ăn xa, nhân dịp nghỉ hè đã gửi cháu về nhà bà ngoại ở xóm Sỳ, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Chiều ngày 30/5, trong lúc đi bắt cua, bắt ốc, hai cháu bắt được một con cóc và mang về thịt. Khi ăn cháu H ăn nhiều trứng và cháu Q ăn thịt nhưng có lẫn trứng cóc. Đến khoảng 21 giờ, thấy hai cháu có hiện tượng bất thường, bà ngoại kiểm tra thấy trên mâm cơm vẫn bát thịt lẫn trứng cóc đang ăn dở và vội vàng gọi người nhà đưa xuống Trung tâm y tế huyện Lạc Sơn cấp cứu. Thấy tình trạng 2 cháu quá nặng, Trung tâm y tế Lạc Sơn và gia đình đã chuyển hai cháu lên BVĐK tỉnh tiếp tục cấp cứu, điều trị.

Theo Bác sỹ Bùi Như Quyển, trong cóc có độc tố Bufotoxin, nhất là ở da, gan, mật, trứng và các bộ phận nội tạng khác. Khi ăn vào sẽ gây ngộ độc dẫn đến ức chế tim mạch, hô hấp, thần kinh trung ương, kể cả khi ăn thịt cóc có lẫn những bộ phận trên, nên nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện, cấp cứu kịp thời, không chỉ đối với người lớn và trẻ em. Bác sỹ Đinh Thị Diệu cho rằng, từ sự việc đau lòng trên cho thấy dù ở nông thôn hay thành thị, trong quá trình ăn uống hàng ngày các gia đình cần lựa chọn thực phẩm đã qua sơ chế, có tem nhãn xác định rõ nguồn gốc hoặc giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, trong dịp nghỉ hè của học sinh lưu ý quản lý chặt chẽ, không để trẻ tự chế biến và ăn các động vật lạ. Riêng đối với thịt cóc giá trị cũng chỉ như thịt gà, ít can xi và vitamin D, không thực sự có tác dụng giúp cho những trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng trở nên béo khoẻ như mọi người vẫn lầm tưởng. Quá trình tự chế biến thịt cóc nếu dính trứng, mủ, nội tạng sẽ dẫn đến ngộ độc và nguy cơ tử vong rất cao.

                                                                                            Đức Phượng


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục