PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 4-6 vừa qua, vừa có thêm một bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Như vậy, trong vòng ba tuần qua, đã có hai bệnh nhân tử vong do bệnh dại.


Vết chó cắn trên bàn tay bệnh nhân sau 1,5 tháng.

Bệnh nhân là chị Phan Thị C (24 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) là bác sĩ thú y đang làm việc tại một phòng khám thú y tư nhân tại Phú Thọ. Khoảng 45 ngày trước, trong lúc đang làm việc, bệnh nhân bị chó ốm cắn vào tay, vết cắn ở vị trí bàn tay phải. Sau khi bị cắn, bệnh nhân đã sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Sau bốn ngày, con chó chết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không tiêm phòng vaccine dại vì chị chẩn đoán chó chết do bị viêm đường hô hấp trên. Cách vào viện một ngày, bệnh nhân xuất hiện đau nhức chỗ cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, bệnh nhân được chuyển đến khoa Truyền nhiễm lúc 20 giờ ngày 3-6 trong tình trạng điển hình của bệnh dại: bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng thít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh 140 lần/ phút. Bệnh tiến triển rất nhanh, đến sáng 4-6 bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đã đập trở lại nhưng tình trạng nặng nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và tử vong lúc 10 giờ sáng ngày 4-6. Theo người nhà kể, hai người khác cũng bị con chó này đã cắn nhưng đã đi tiêm phòng và thoát chết.

Theo PGS Đỗ Duy Cường, bệnh dại là bệnh gây bởi virus dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo,… sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể. Hầu hết các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác. Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không. Triệu chứng điển hình của bệnh dại thường là thể hung dữ với bệnh cảnh sợ nước, sợ gió, kích thích, rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết nước bọt,… Ngoài ra bệnh dại thể liệt có thể gây liệt các chi rồi lan lên liệt toàn thân.

"Bệnh nhân Phan Thị C khi vào viện các triệu chứng tiến triển rất nhanh của bệnh dại thể hung dữ. Chỉ chưa đến một ngày nhập viện bệnh nhân đã tử vong. Điều đáng đau xót là bệnh nhân mặc dù làm bác sĩ thú y, khi thấy chó có biểu hiện ốm, chết lẽ ra bệnh nhân phải hiểu được việc cần thiết của việc đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân quá chủ quan không đi tiêm”, PGS. Cường chia sẻ.

Cũng theo PGS. Cường, bệnh dại khi đã có triệu chứng (dại lên cơn) thì tử vong chắc chắn 100%. Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Để phòng chống bệnh dại mỗi người dân cần có trách nhiệm tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan, người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng một tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vaccine và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

 

                                                                                          Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

(HBĐT) - "Họ là những bác sỹ trẻ, năng động và nhiệt huyết. Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, họ còn là hạt nhân xung kích trong hoạt động tình nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng” - Đó là lời giới thiệu ngắn gọn của chị Phạm Thị Ngọc ánh, Phó Chủ tịch TT Hội LHTN tỉnh về CLB thầy thuốc trẻ, nơi tập hợp những y, bác sỹ đang khoác lên mình 2 màu áo: blouse trắng và áo xanh tình nguyện.

20,2% cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm vi phạm

(HBĐT) - Tháng hành động vì ATTP năm 2018 bắt đầu từ trung tuần tháng 4 và kết thúc vào ngày 25/5, theo đó, toàn tỉnh đã triển khai chiến dịch truyền thông khá rầm rộ với 18 buổi tập huấn, 25 buổi hội thảo thu hút 1.947 người tham dự, 353 buổi nói chuyện với hơn 8.400 người nghe, tỷ lệ phát sóng và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tăng từ 72 - 240% so với Tháng hành động vì ATTP năm 2017.

Khen thưởng 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch “Tiếp sức người bệnh” năm 2018

(HBĐT) - Chiều 30/5, BTV Tỉnh Đoàn, Ban thư ký UB Hội LHTN tỉnh tổ chức tổng kết chiến dịch "Tiếp sức người bệnh” năm 2018. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội CTĐ tỉnh, nhà tài trợ- công ty CPTM Định Nhuận và 25 thành viên đội tình nguyện "Tiếp sức người bệnh” đến từ Thành Đoàn và Huyện Đoàn Kỳ Sơn.

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá

(HBĐT) - Sáng 31/5, tại sảnh Trung tâm thương mại AP Plaza, Sở Y tế, Quỹ phòng chống thuốc lá - Bộ Y tế, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh đã phối hợp tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5/2018) và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5/2018. Dự mít tinh có đại diện các cơ quan y tế trên địa bàn tỉnh và hơn 100 đoàn viên - thanh niên Khối các cơ quan tỉnh.

Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(HBĐT) - Với phương châm "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy tích cực nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh.

Cảnh báo bệnh viêm não mô cầu gia tăng trong dịp Hè

Theo đánh giá từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), bệnh não mô cầu là một trong các bệnh dễ mắc phải vào mùa Hè. Số bệnh nhân mắc não mô cầu trong những năm gần đây không nhiều song đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục