Những ngày này trên đất nước chúng ta, ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ ngành nghề nào cũng có thể gọi tên những tấm gương sáng ngời của người tình nguyện trên mặt trận chống đại dịch Covid-19. Nhưng tấm gương sáng nhất có lẽ thuộc về đội ngũ thầy thuốc gồm các y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, giảng viên… và đặc biệt là rất đông các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học đang trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh.



 

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến ngày 8/7 "tất cả vì TP Hồ Chí Minh”, dành những gì tốt nhất cho thành phố chống dịch, chỉ trong vòng một tuần từ ngày 8 đến 15/7 đã có gần 4.500 tình nguyện viên khắp nơi trên cả nước chi viện cho thành phố. Tới thời điểm này, số tình nguyện viên đã lên đến hơn 6.000 người và chắc chắn còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Có thật nhiều câu chuyện cảm động về họ. Bác sĩ Nguyễn Ðình Hoàng (Bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ) tạm chia tay người vợ vừa mới đăng ký kết hôn, lên đường chi viện TP Hồ Chí Minh với lời hẹn "hết dịch anh về sẽ tặng em chiếc áo cô dâu”. Dù hai con còn nhỏ, nhưng vợ chồng bác sĩ Nguyễn Thị Giang - Ðỗ Ngọc Anh (Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng) vẫn xung phong lên đường chi viện cho thành phố "bằng lương tâm của người thầy thuốc, chúng tôi mong muốn được cùng các đồng nghiệp chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”. Cảm động thay khi đọc dòng tin nhắn giữa vợ chồng bác sĩ trẻ (Bệnh viện Việt Ðức, Hà Nội) "giành nhau” đi TP Hồ Chí Minh chống dịch dù con còn nhỏ, dù họ ý thức được nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 rất cao. Những câu chuyện như vậy rất nhiều và luôn hiện diện đâu đó để mỗi ngày chúng ta sẽ lại được nghe, được kể và khâm phục, ngưỡng mộ.

Ðáng chú ý, trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ tư này, có nhiều tình nguyện viên đã gần như không nghỉ, liên tục chi viện từ vùng dịch này sang vùng dịch khác, như "bác sĩ 91” Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh) vừa trở về từ Khu công nghiệp Bắc Giang lại bắt tay ngay vào cứu chữa bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19.

Bên cạnh đó, đội ngũ tình nguyện viên không chỉ đến từ các bệnh viện trung ương hay các thành phố lớn, mà từ các tỉnh vùng sâu, vùng xa, trang thiết bị khó khăn, nhân lực còn thiếu thốn như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên… vẫn có nhiều người đăng ký lên đường.

Có thể nói, ở đâu có dịch Covid-19 là ở đó có các tình nguyện viên. Họ đã viết nên khúc ca tuyệt đẹp về phẩm giá và tinh thần xả thân quên mình, không sợ nguy hiểm, cứu giúp người bệnh trong cơn bão đại dịch; về ý nghĩa thiết tha của hai tiếng "đồng bào”.

Mở đầu làn sóng thứ tư của đại dịch, miền nam chi viện cho miền bắc, thì bây giờ, khi dịch bùng lên dữ dội ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Long An…, miền bắc lại chi viện cho miền nam. Những người tình nguyện "Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc/Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền nam” (thơ Tế Hanh) đã để lại sau lưng nhiều hoàn cảnh, nghĩa vụ cá nhân, thanh thản lên đường đến với miền nam, đến với TP Hồ Chí Minh, địa bàn nóng bỏng nhất.

Tinh thần ấy đang hiện diện ở khắp nơi trên đất nước thân yêu của chúng ta, như nhắc nhở mọi người dù là ai, ở đâu hay cương vị nào, hãy cùng đồng lòng hết sức mình chống dịch bằng tinh thần của những người tình nguyện. Cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thì ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của người dân lúc này là vô cùng quan trọng. Ðó cũng là cách thiết thực để mỗi người góp phần cùng các tình nguyện viên và các lực lượng chức năng sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quản lý người về, đến từ Hà Nội 

(HBĐT) - Ngày 29/7, Văn phòng UBND tỉnh ban hành văn bản số 5968/VPUBND-KGVX về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quản lý người về, đến từ Hà Nội tại Công văn số 5816/VPUBND-KGVX, ngày 24/7/2021 của Văn phòng UBND tỉnh (Công văn số 5816).

Trên 900 đối tượng tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 4

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 2 ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 4 (27 - 28/7) cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP, ngày 26/02/2021 của Chính phủ, đã có 940 đối tượng được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiêm được 384 đối tượng; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiêm được 556 đối tượng.   

Dị vật mũi sống do con tấc, vắt, đỉa gây ra

(HBĐT) - Liên tiếp trong tuần qua, các bác sỹ Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã gắp thành công 3 con tấc (tên khoa học là Heamadipsa, người dân địa phương gọi là con tắc te, con đỉa mũi, con vắt) sống nhiều ngày trong mũi của 3 bệnh nhân.

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đối với người lái xe taxi, xe ôm, giao hàng công nghệ

(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, hoạt động vận tải khách, vận chuyển hàng hóa cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Sở GTVT ra Thông báo số 2178/TB-SGTVT, ngày 24/7/2021 về việc tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách đi TP Hà Nội và ngược lại (gồm tuyến cố định, hợp đồng taxi, xe du lịch) kể từ 8h ngày 24/7. Như vậy, trong khi hoạt động kinh doanh vận tải taxi đã có sự quản lý thì một số loại hình dịch vụ tự phát như xe ôm truyền thống, giao hàng công nghệ (shipper)… chưa được giám sát.

Kinh phí chi trả những nội dung liên quan đến cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 28/7, Sở Tài chính ban hành Công văn số 1882/STC-QLNS về kinh phí chi trả những nội dung liên quan đến cách ly y tế.

Sáng 29/7, thêm 2.821 ca mắc Covid-19 mới tại 21 tỉnh, thành phố

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 19 giờ ngày 28/7 đến 6 giờ ngày 29/7, cả nước có thêm 2.821 ca mắc Covid-19 mới tại 21 tỉnh, thành phố, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh là 1.715 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục