(HBĐT) - Liên tiếp trong tuần qua, các bác sỹ Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã gắp thành công 3 con tấc (tên khoa học là Heamadipsa, người dân địa phương gọi là con tắc te, con đỉa mũi, con vắt) sống nhiều ngày trong mũi của 3 bệnh nhân.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám lấy dị vật ra khỏi mũi người bệnh.
Cả 3 bệnh nhân (1 người ở huyện Lạc Sơn và 2 người ở TP Hòa Bình) đi khám với lý do chảy máu mũi kéo dài, chảy mũi một bên và máu chảy khó đông, kèm theo cảm giác ngứa có con vật lạ bò trong mũi. Được biết, trong 3 trường hợp này có 1 trường hợp đi dã ngoại cách lúc khám bệnh 2 tuần, 2 trường hợp đi rừng, rửa mặt và tắm suối khoảng 1 tháng trước.
Sau khi thăm khám bằng nội soi tai mũi họng, bác sỹ đã phát hiện có con tấc (đỉa mũi) sống và di chuyển trong các khe mũi xoang, màu sắc giống với niêm mạc mũi. Hốc mũi phù nề, có điểm chảy máu rỉ rả. Kíp thủ thuật đã nhanh chóng gây tê, tiến hành gắp được 2 con tấc dài 5 cm và 1 con dài 7 cm trong mũi 3 bệnh nhân, sau đó bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi tránh biến chứng viêm nhiễm.
Các bác sỹ cho biết: Con tấc (đỉa mũi) có ở nơi ẩm thấp. Trọng lượng trung bình hơn 100 mg, dài khoảng 3 - 5 cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Tấc cùng họ hàng với đỉa, nó cũng hút máu và hút rất nhiều (có thể lớn gấp 8 - 10 lần trọng lượng cơ thể), do có chất hirudin trong dạ dày làm cho máu hút vào không bị đông lại. Thông thường tấc bám hút máu ngoài da, thỉnh thoảng có trường hợp chui vào các hốc cơ thể.
Nếu tấc nằm trong mũi ở các ngách khe, khi đó tấc trở thành dị vật gây phù nề xuất tiết tắc nghẽn dẫn đến viêm mũi xoang.
Nếu dị vật bỏ quên lâu ngày, tấc ký sinh và hút máu dẫn đễn tình trạng chảy máu mũi dai dẳng và gây thiếu máu mãn tính.
Tấc có thể gây tác hại nguy hiểm nếu bám hút ở các mạch máu lớn hoặc di chuyển xuống thanh quản có thể là dị vật đường thở.
Do đó, các bác sỹ khuyến cáo, người dân không nên uống nước trực tiếp từ sông, suối, ao, hồ, khe. Với những người thường xuyên tắm suối, ao, hồ, khi có những triệu chứng như ngạt tắc mũi, vướng họng kèm theo chảy máu mũi, ho khạc ra máu, khàn tiếng cần đi khám nội soi tai, mũi, họng ngay để loại trừ dị vật sống ở đường hô hấp trên.
Lê Công Hải
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong ngày 28/7, trên địa bàn tỉnh không có ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng, có 3 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện.
PGS, TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Y tế cho biết, để F0 không triệu chứng và F1 cách ly tại nhà bảo đảm an toàn cho bản thân, cho gia đình cũng như theo dõi được diễn biến sức khỏe của mình, cần phải lưu ý 10 điểm dưới đây.
(HBĐT) - Ngày 28/7, BCĐ phòng chống dịch tỉnh ban hành Công văn số 2374/CV-BCĐ về việc hướng dẫn quản lý người về/ đến huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 khu công nghiệp (KCN), trong đó, KCN Lương Sơn có 44 dự án đầu tư, thu hút khoảng 17.000 lao động; KCN Nam Lương Sơn có 2 doanh nghiệp (DN) hoạt động, thu hút hơn 600 lao động. Các KCN giáp ranh với TP Hà Nội, nơi đang có nhiều ca nhiễm Covid-19. Ngay trên địa bàn huyện trong ngày 26/7 có ca F0 chưa rõ nguồn lây, do vậy, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập các KCN rất cao. Phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn nói chung và trong các KCN nói riêng được huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, từ 18g ngày 27/7/2021, huyện Lương Sơn đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn vừa ban hành Quyết định số 2355/QĐ-UBND, ngày 27/7/2021 về việc thành lập sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19.
(HBĐT) - Sáng 26/7, ngay sau khi cập nhật thông tin mới nhất về các ca dương tính nCoV được phát hiện tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, đặc biệt là trường hợp dương tính vừa được phát hiện tại Lương Sơn, đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 huyện Cao Phong đã khẩn trương chỉ đạo việc rà soát, truy vết những người có yếu tố dịch tễ liên quan; đồng thời, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy định PCD Covid-19 trên địa bàn, đảm bảo công tác PCD được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, đạt hiệu quả trong tình hình mới.