Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...


Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo Bộ Y tế, ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Hiện nay COVID-19 được kiểm soát, quản lý bền vững theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế, trong đó tiêm vaccine là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn 2023-2025.

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới.


Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế; Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 như sau:

Về đối tượng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.

Về liều tiêm vaccine phòng COVID-19:

Nếu chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 01 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 01 liều cách liều trước đó từ ít nhất 06 tháng bằng vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai tiêm 01 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn, các đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn nêu trên để nghiên cứu đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để được cung ứng kịp thời và tổ chức triển khai tiêm chủng theo kế hoạch của địa phương.

Đến nay nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024 do Bộ Y tế tổ chức hồi cuối tháng 1/2024, Bộ Y tế cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ở thời điểm đó đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.

Trước đó, để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.


Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Xác định công tác an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, thời gian qua, các ngành, các cấp đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh…, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

Sau một tháng khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tại bệnh viện dần đi vào nền nếp, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục