Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do tăng kali máu nặng, có nguy cơ ngừng tim đột ngột.



Bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ sau 2 ngày điều trị Khoa Hồi sức tích cực 1 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Bệnh nhân Bùi Văn S, 47 tuổi ở huyện Kim Bôi có tiền sử suy thận mạn, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, lơ mơ, tụt huyết áp (70/40 mmHg), nhịp tim chậm nguy hiểm (34 nhịp/phút). Xét nghiệm cho thấy kali máu tăng cao (6,3 mmol/L), điện tâm đồ ghi nhận rối loạn nhịp đe dọa tính mạng.

Nhận định đây là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở máy không xâm nhập, chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu, máy sốc điện và kích hoạt kíp phản ứng nhanh. Đồng thời, bệnh nhân được lọc máu cấp cứu để đào thải kali, ổn định điện giải. Sau can thiệp, huyết áp và nhịp tim cải thiện nhanh chóng, triệu chứng khó thở và đau ngực giảm dần. Sau 48 giờ điều trị, bệnh nhân đã tự thở, huyết động ổn định, kali máu trở về mức bình thường.

Tăng kali máu là một rối loạn điện giải nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, rung thất và ngừng tim đột ngột dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Khi nồng độ kali trong máu tăng quá mức, điện thế màng tế bào cơ tim bị thay đổi, làm giảm khả năng dẫn truyền xung điện và gây mất kiểm soát nhịp tim.

Trong những trường hợp tăng kali máu nặng, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn, lọc máu khẩn cấp là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để nhanh chóng loại bỏ kali dư thừa, ổn định nội môi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, các phương pháp lọc máu hiện đại như lọc máu liên tục, lọc hấp phụ, thay thế huyết tương… đã được áp dụng rộng rãi, giúp cải thiện tiên lượng và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đặc biệt là những trường hợp rối loạn nhịp tim do rối loạn kali máu.

Với chuyên môn cao và sự phối hợp nhịp nhàng, đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã thực hiện quy trình cấp cứu một cách bài bản, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Thành công này một lần nữa khẳng định năng lực chuyên môn và sự chủ động, quyết đoán của các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình trong việc xử trí các tình huống cấp cứu nguy kịch, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm.


Bác sĩ Hoàng Công Tình
(Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Không nên chủ quan trước cúm mùa

Bệnh nhân nam T.V.L 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng.

Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm

Với thông tin về số ca mắc cúm tăng mạnh ở nhiều quốc gia, có lẽ khá rõ ràng là chúng ta đang ở giữa mùa cúm.

Bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và phòng cúm A cho trẻ

Bệnh cúm A khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hướng dẫn các dấu hiệu cần lưu ý.

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Nhiều người chủ quan không đi khám, bị mắc cúm A diễn biến nặng, khiến phổi tổn thương tới 50%.

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình khám cho 1.183 người

Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã khám, cấp cứu cho 1.183 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục