Trong gia đình ong mật gồm có ong chúa, ong thợ, ong đực (còn gọi là ong rối). Công việc đặc biệt nhất của ong là kiếm mật hoa và phấn hoa, nhồi đầy vào cái dạ dày thứ hai của mình, mang về tổ để cho các nàng ong thợ ở nhà "tôi luyện" trong cái miệng của mình thành ra một thứ mật rất ngọt, sánh đặc như sirô, sẽ chứa đầy trong các ngăn và vít kín bằng một thứ sáp màu trắng, là thức ăn dự trữ cho cả đàn vào những ngày đông tháng giá.

Sữa ong chúa có từ đâu?

Ngoài ra, chúng lại còn có một nhiệm vụ quan trọng như một vú em, nghĩa là từ tuyến họng của ong thợ, sẽ tiết ra một chất đặc biệt có màu trắng như sữa và sền sệt như kem, với lượng rất nhỏ, song có chất lượng dinh dưỡng rất cao, được dùng cho việc nuôi dưỡng các ấu trùng (mầm non của ong thợ sau này) và ong chúa. Tuy nhiên, ong thợ cũng chỉ được phép sử dụng trong có 3 ngày đầu của cuộc đời ngắn ngủi 4-6 tuần lễ của mình, còn ong chúa thì được chăm bẵm suốt cả một cuộc đời dài tới 5-6 năm. Cũng với lý do đó mà người ta gọi cái chất đặc biệt này là sữa ong chúa.


Sữa ong chúa - một sản phẩm thiên nhiên quý giá

Thường những cái gì hiếm thì rất quý, sữa ong chúa cũng theo quy luật đó. Để có khoảng 100g sữa ong chúa, người ta phải thu gom từ vài trăm tổ ong mật một lần. Tuy nhiên ngày nay với phương pháp nuôi ong hiện đại, người ta đã tạo sẵn các gốc mũ chúa để lũ ong thợ nhanh chóng hoàn thành tiếp phần còn lại. Con người sẽ giúp chúng cấy vào đó các ấu trùng để rồi hàng ngày chúng tiếp tục tiết sữa vào đó. Và như vậy sẽ thu hoạch chúng được nhiều hơn.

Nếu cứ 2-3 tuần thu một lần ở một tổ ong mật thì con số đó cũng có thể được tới vài kg trong một năm. Khi tiến hành thu hoạch sữa ong chúa, những tiêu chuẩn kỹ thuật cần được đặt ra mới có thể đảm bảo được chất lượng của nó. Chẳng hạn, người ta phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt, như sau khi thu hoạch, sữa cần được bảo quản ngay ở điều kiện lạnh, tránh ánh sáng để tránh bị ôxy hóa và tuyệt nhiên sữa ong chúa không được mốc, không được có mùi chua...

Vì sữa ong chúa chứa rất nhiều chất bổ, rất giàu protein và acid béo, ngoài ra rất nhiều vitamin: B5, B1, B2, C...  các nguyên tố vi lượng: đồng, kali, sắt, can xi... là những chất rất bổ ích và cần thiết cho sức khỏe của con người.

Dùng sữa ong chúa, con người bắt chước thiên nhiên

Phải nói, loài người có ưu thế đặc biệt về việc bắt chước thiên nhiên để phục vụ cho bản thân mình. Khi quan sát một đàn ong mật, ngoài các loại ong, có dáng dấp về thể hình sàn sàn như nhau ra, suốt ngày tất bật, vội vã với công việc, người ta còn phát hiện ra một con ong chúa, có thân hình to lớn nhất đàn, có chiều dài thân đến 20 - 25mm, có dáng dấp bệ vệ, tư thế khoan thai, thanh thản, trong bộ cánh ngắn màu mận chín, suốt ngày lại được cung phụng bởi một món ăn tuyệt hảo là sữa ong chúa.

Và chính thứ thức ăn này đã làm cho ong chúa khỏe mạnh và trường thọ, lại có những nhu cầu đặc biệt về chuyện "chăn gối". Con người cũng đã thử nghiệm thứ thức ăn đặc biệt này cho chính mình và điều kỳ diệu đã đến. Đó là sữa ong chúa có tác dụng làm tăng khả năng tình dục và sinh sản, cải thiện khả năng bất lực của phái mày râu, làm gia tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Ngoài ra, nó  còn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa, kích thích tế bào thần kinh, làm cho trí óc minh mẫn, làm tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tư duy, làm giảm đi các triệu chứng của bệnh Parkinson, hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư, chống phóng xạ, có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn.

Sữa ong chúa có thể dùng cho nhiều lứa tuổi

Là một chất bổ có nguồn gốc tự nhiên, sữa ong chúa có thể sử dụng được cho nhiều lứa tuổi khác nhau,  từ trẻ em chậm lớn (cũng cần nói rõ thêm, với trẻ sơ sinh hoặc thanh thiếu niên bình thường thì không nên dùng để tránh khả năng bị kích dục sớm) đến các trường hợp người già có sức khỏe yếu, đặc biệt là các đấng nam nhi thường hay bị phu nhân phàn nàn về "chuyện ấy", hoặc "muộn mằn" vì quân số của "bọn đàn em” yếu và không đủ.

Hãy dùng sữa ong chúa mà đa phần là chế phẩm có sữa ong chúa. Vì sữa ong chúa sẽ giúp cho bạn mạnh mẽ và đông đủ số tinh trùng mà bạn cần thiết. Có nhiều chế phẩm từ sữa ong chúa, sữa ong chúa chế với mật ong, sữa ong chúa chế với nhân sâm, với dầu gấc... song có lẽ dạng rượu vẫn là thứ làm cho bạn hài lòng hơn cả.

Chỉ cần một tỷ lệ không lớn, độ 1% sữa ong chúa trong hỗn hợp mật ong (100g) và 1 lít rượu 30 - 35 độ, lắc đều trước khi dùng. Ngày 2-3 lần, mỗi lần độ 30-50ml, uống liền 3-4 tuần lễ vào trước các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, các người bị đái tháo đường, cholesterol máu cao, tăng huyết áp vẫn có thể sử dụng được sữa ong chúa.

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục