Chân đi ủng, những người phụ nữ vô tư

Chân đi ủng, những người phụ nữ vô tư "lội" trên bí để đảo đều chúng

Nguyên liệu làm mứt phơi tràn lan trên vỉa hè, cạnh những đống rác, vũng nước đen ngòm. Thi thoảng, những chú chó gần đấy lại vô tư chạy nhảy qua

Đã xế trưa, trời mùa đông lất phất mưa. Con đường vào làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) lép nhép nước bẩn. Là làng nghề làm mứt truyền thống nên dịp cuối năm, hơn 400 hộ sản xuất của Xuân Đỉnh lại tất bật. Riêng dịp Tết, nơi đây cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn mứt đủ loại. Tuy vậy, một số cơ sở sản xuất lại không đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên con đường ngõ nhỏ hẹp, bí được xếp thành hàng dài. Hàng chục người đang gọt vỏ, cắt khúc. Vật dụng để đựng chúng là… mặt đường, hoặc những chiếc rổ cáu bẩn. Gần đấy, một thanh niên đang cho từng khúc bí vào máy xắn thành miếng nhỏ. Đôi ủng đầy đất bẩn vô tư đặt lên miệng rổ khiến những miếng bí gần đó nhuốm màu vàng của đất.

Sau khi cắt khúc, công nhân sẽ rửa qua nguyên liệu rồi đem ngâm nước vôi loãng. Hai chiếc thùng phuy chứa nước được dùng để rửa hàng tấn nguyên liệu khiến nước đã chuyển màu đen kịt. Một công nhân cho biết: “Rửa không phải để cho sạch mà chỉ để cho bí bớt nhựa”.

Bí được gọt ngay lề đường, ngổn ngang trên mặt đất.

Dọc đường Xuân La, đoạn gần cổng làng nghề được các gia đình trưng dụng làm sân phơi nguyên liệu. Dù trời mưa, nhưng cạnh những vũng nước bẩn, những đám đất và rác rưởi, nguyên liệu làm mứt (chủ yếu là bí) vẫn được phơi trên những tấm bạt đã chuyển màu. Có những mảng bí đã mốc đen, nhão nhoét. Do phơi ở hai bên đường, không có người trông coi nên lá cây, rác rưởi bay vào. Thi thoảng, những chú chó gần đó tung tăng chạy trên những bạt nguyên liệu mứt.

Chị Hương (công nhân của một cơ sở sản xuất) chân đi nguyên đôi ủng đang liên tay đảo bí ở giữa bạt cho biết: “Mưa nhưng vẫn phải đem phơi vì mục đích không phải làm khô bí mà để cho chúng trắng, sản phẩm làm ra mới đẹp. Ở nhà không có chỗ nên phải mang ra đây phơi. Bẩn nhưng khi chế biến ở nhiệt độ cao, vi khuẩn nào chả chết”.

Hay đá bóng gần khu vực phơi bí, anh Thành cho biết có những lúc bóng rơi vào giữa đám mứt, bọn tôi để nguyên giày chạy vào lấy, bà chủ nhìn thấy cũng chỉ bảo "Chúng mày chạy vào nhiều làm nát bí tao đấy", chứ không hề nói gì đến chuyện làm bẩn bí. "Đó là chưa kể chuyện chó, hay gà đi vào, đôi khi còn để lại sản phẩm trên đấy nữa. Thế nên nói là mứt truyền thống của làng, nhưng tôi chẳng dám ăn”, anh nói.

Khâu chế biến và đóng gói cũng không được sạch sẽ. Trên sàn nhà ẩm thấp và nhớp nháp, người công nhân đang luôn tay đảo đều nồi mứt, chiếc muỗng vừa dùng xong được đặt lên chiếc thùng cáu cạnh. Mứt nấu chín, đổ ra một cái chảo lớn, chia ra các nia con, dàn đều rồi chồng lên các giá chờ khô để đóng gói. Những chiếc giá sắt này hoen gỉ, đen đúa vì lâu ngày không được vệ sinh.

Đa số công nhân trong các cơ sở sản xuất mứt không dùng găng tay khi làm việc. Mứt thành phẩm được để trong nia, đặt ngay dưới nền nhà. Vừa tay trần bốc mứt cho vào túi, chị Mai vừa mời khách ăn thử. Thi thoảng, chị lại nhặt những miếng mứt đã mốc đen để ra ngoài. Một vài miếng rơi vãi ra khỏi nia, lăn ra nền đất bẩn, chị lại nhặt lên, cho vào túi.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hữu Khiêm, chủ tịch UNND xã Xuân Đỉnh thừa nhận rằng việc phơi nguyên liệu và sản xuất mứt không đảm bảo vệ sinh là có thật. Xã đang hoàn tất hồ sơ xử lý một số hộ vi phạm, đồng thời phối hợp với ban quản lý thị trường, bên công an và y tế, tổ chức kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất.

"UBND xã đã đề xuất dự án quy hoạch làng nghề suốt 10 năm nay, nhưng chưa được phê duyệt với lý do đất đã được quy hoạch hết. Nếu có một điểm làng nghề thì khâu vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được đảm bảo hơn", ông Khiêm nói.

 

                                                                        Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nơi giám định BHYT - Bệnh viện Đa khoa tỉnh không quá tải vì bệnh nhân

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Là một trong những bệnh viện chuyên khoa lớn của cả nước trong lĩnh vực sản phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản trung ương không chỉ có nhiệm vụ đáp ứng tốt việc khám, chữa bệnh mà còn là nơi đào tạo, thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng... nâng cao trình độ chuyên môn, xứng đáng là bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên cả nước.

Thương miệng, xin thương luôn mũi

Ăn uống quan trọng thật vì “có bột mới gột nên hồ” nhưng thở nhằm đưa ôxy vào cơ thể và thải những chất bài tiết dạng hơi ra ngoài cũng rất quan trọng với sự sống, nếu không muốn nói còn quan trọng hơn cả ăn uống

Hàng ngàn gia cầm chết vì nhiễm virus H5N1

Chiều 24-1, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: Từ 18 đến 24-1, tại địa bàn phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) và xã Cẩm Bình, Cẩm Thạch... (huyện Cẩm Xuyên) đã có hàng ngàn con gia cầm (gà, vịt, ngan...) chết.

Những nguyên tắc nhỏ cho bữa ăn khỏe mạnh

Bữa ăn hàng ngày không chỉ đem lại cho bạn niềm hứng khởi mà còn là cách để bạn “nạp” năng lượng nuôi sống cơ thể. Hãy cùng tham khảo những nguyên tắc nhỏ dưới đây để có được một bữa ăn thật sự mạnh khỏe.

Ung thư gan có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm

Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thưu gan (UTG) cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca mắc mới mỗi năm. Tuổi mắcbệnh lại trẻ hơn các nước Âu – Mỹ (khoảng 40 tuổi). Bệnh được liệt vào danh sách nguy hiểm, do quá trình phát triển bệnh nhanh và tỉ lệ tử vong cao.

Cận thị có nên phẫu thuật?

Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Người ta đánh giá độ cận theo các mức độ: cận nhẹ (từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6 điop); cận nặng (trên 6 điop). Nguyên nhân gây cận thị chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị cận thị, đó là di truyền và môi trường

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục