Với cái nắng chói chang trong những ngày hè làm cho con người nhiều khi tưởng như không thể chịu nổi. Để có thể khắc phục tình trạng này ngoài việc sử dụng các phương tiện chống nóng như quạt, máy điều hòa không khí..., chúng ta cũng cần giúp cơ thể có thể tự điều tiết thân nhiệt thông qua các món ăn có công hiệu thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ sức khỏe rất thích hợp trong những ngày hè oi bức.

Sau đây xin giới thiệu một số món ăn được chế biến từ những nguyên liệu thông thường, dễ kiếm, dễ làm, rẻ tiền để chế biến thành các món ăn có công hiệu giải khát, giải nhiệt hiệu quả.

- Váng sữa đậu nành xào: (Món này có tác dụng trừ nóng, chống ra mồ hôi, thích hợp cho người ra mồ hôi nhiều) Váng sữa đậu nành 1 miếng (hoặc nhiều hơn tùy số người ăn), hành, gừng tươi, muối, dầu vừa đủ. Váng sữa rửa sạch, để ráo, thái sợi. Đặt chảo nóng cho dầu nóng khoảng 60% thì cho váng sữa đã thái sợi vào đảo qua, rồi cho hành, gừng tươi thái sợi, muối vào đảo chín, đem ăn trong bữa.

- Canh tằm táo: (Thích hợp với chứng nhiệt mùa hè, thượng thịnh hạ hư ở trẻ em). Kén tằm 20 cái, đại táo 20 quả. Cho hai thứ nấu thành canh, lấy nước uống trong ngày.

 Ngó sen.
 
Quả lê.

- Táo đỏ cùi ô mai: (tác dụng trị mồ hôi hư, ra mồ hôi trộm) Táo đỏ 6g, cùi ô mai 6g, phù tiểu mạch 9g. Cho cả vào đun với nước đến sôi, lấy nước uống trong ngày.

- Món nước uống trị nóng: Rễ lau tươi 100g rửa sạch, quả lê gọt bỏ vỏ hạt, mã thầy 500g bỏ vỏ, ngó sen tươi 500g bỏ đốt, mạch môn đông tươi 50g. Tất cả làm sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống trong ngày. Ngày uống vài lần. Tác dụng giải nhiệt bên trong, phế kinh, thích hợp với người bị khô cổ, khô họng, bực bội, do cảm nắng.

- Trị khô miệng, nóng ở thái âm. Lấy một quả lê to, thái mỏng ngâm trong nước sôi nguội nửa ngày; lấy nước này uống thường xuyên.

- Trị miệng khát do nhiệt: Hàng ngày ăn hay uống nước mía 2 - 3 lần/ngày.

- Giải nhiệt, đỡ khát, chữa chứng bực bội: Lấy quả nho giã nát, vắt nước cho vào nồi sành đun cô đặc, cho vào một ít mật đã chín, trộn đều và cho vào chút nước uống.

- Trị chứng nóng mùa hè: Thường dùng cho cả trẻ nhỏ do khí, hãm đều bị thương tổn. Cúc dương nhĩ  10 - 29g, quả dâu 10 - 15g, hoàng kỳ 6 - 15g, rễ sắn dây 6 - 10g, mạch môn đông 6 - 10g. Cho cả vào đổ nước sắc ngày uống 1 thang chia 4 lần.

                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục