VN chỉ có 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là nguyên nhân khiến hàng triệu trẻ có nguy cơ bệnh tật và suy dinh dưỡng

 

Tại buổi họp báo nhân Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ tại VN, ngày 29-7, bác sĩ Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em- Bộ Y tế, cho biết 97% bà mẹ cho con bú nhưng chỉ có 55% cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ sau sinh. Thống kê từ những bà mẹ biết rõ sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ có 10% nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

 
Bị quảng cáo dụ dỗ
 
TS Hoàng Thị Kim Thanh, Trung tâm Truyền thông, Giáo dục dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhận xét tình trạng lạm dụng sữa hộp ngày càng phổ biến. Các bà mẹ đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ của quảng cáo sữa. Quảng cáo quá mạnh và lặp đi lặp lại làm cho nhiều bà mẹ và người dân tin rằng sữa bột cũng tốt như sữa mẹ, có khi còn tốt hơn cả sữa mẹ.
 
Ông Hà Hào Hiệp, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế, cho biết kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trong năm 2009-2010 cho thấy việc vi phạm quy định vẫn xảy ra ngay tại các cơ sở y tế có khoa sơ sinh. Đặc biệt, tại nhiều bệnh viện đang phổ biến tình trạng nhân viên y tế sử dụng bình bú cho trẻ thay vì phải cho ăn bằng muỗng, cốc hay bán sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi trong bệnh viện. Hình ảnh quảng bá cho các sản phẩm sữa cũng xuất hiện tràn lan, thậm chí còn so sánh sữa có thành phần tương đương sữa mẹ.
 
 
Cho trẻ bú sữa mẹ là cách để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rất nhiều trẻ em không bú sữa mẹ đã không được tiếp cận với nguồn dinh dưỡng quý giá, an toàn, rẻ nhất và giảm được nguy cơ tử vong và bệnh tật. Theo WHO, trong 6 tháng đầu, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn, không ăn, uống bất kỳ thứ gì khác, kể cả nước. Nhiều bà mẹ đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi, theo thói quen cho trẻ bú xong thì bắt trẻ uống nước cho sạch miệng hoặc nghĩ rằng con khát nên cũng cho uống thêm nước... Việc làm này là không cần thiết vì trong sữa mẹ, nước chiếm đến 90%.
 
Con bú, mẹ cũng khỏe
 
Trong khi đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ bú sớm trong một giờ đầu sau sinh giúp trẻ được bú sữa non. Bà Đỗ Hồng Phương, cán bộ chương trình Vì sự sống còn của trẻ em (UNICEF), nhìn nhận sữa non được xem là miễn dịch đầu tiên của trẻ vì có nhiều kháng thể, tăng cường sức đề kháng.
 
So với tất cả các loại sữa khác, sữa mẹ là sản phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất, dồi dào nhất. Đây là nguồn “vắc-xin” an toàn nhất và rẻ tiền nhất cho trẻ thơ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì sẽ chậm phát triển về thể chất và tinh thần hơn những trẻ được bú. Không những thế, nếu không được bú sữa mẹ, sức đề kháng kém, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
 
Cũng theo bà Phương, phụ nữ cho con bú có thể giảm rất nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú, giảm biến chứng trong thời kỳ hậu sản...

Nhiều người nhận thức sai

Ông Jean Dupraz , đại diện UNICEF tại VN, cho rằng có một rào cản đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ là nhận thức sai của người mẹ và nhân viên y tế rằng không có sữa ngay sau khi sinh để có thể cho trẻ bú sớm và mẹ không đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
 
Thậm chí, chính nhân viên y tế khuyên các bà mẹ cho trẻ ăn sữa bột. Đáng quan tâm là tại khu vực thành thị, gần 50% thai phụ mang theo các loại sữa thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột đến bệnh viện.
 
Đó là chưa kể nhiều người mẹ không nuôi con bằng sữa của mình vì hoàn cảnh, công việc, thậm chí là vì giữ gìn vóc dáng.

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục