Ngay sau khi báo SK&ĐS có bài phản ánh “Phát hiện cốc thủy tinh nhiễm chì trên thị trường: Người dân quên cảnh báo” đăng trên số báo 61 ra ngày 16/4 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Tuy nhiên đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa quyết định cấm buôn bán hay thu hồi và tiêu hủy triệt để mặt hàng nguy hại này.
Đã rõ độ độc….
Trước vấn đề này, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trao đổi với Phó giám đốc Trung tâm chống độc-BV Bạch Mai, Nguyễn Kim Sơn được biết: Những trường hợp bị ngộ độc chì dường như ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân như: thuốc đông y có hàm lượng chì và thủy ngân, những người tiếp xúc với xăng pha chì, công nhân xếp chữ nhà máy in, công nhân quân dụng nấu đầu đạn chì, những người làm việc trong các làng nghề nấu thép, gò đúc đồng, tiếp xúc lâu dài với các sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép… Chì là một loại kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Chì và các dẫn chất vô cơ của chì gây ức chế các men cơ bản của cơ thể. Chỉ vài chục miligam chì có thể gây ngộ độc cấp tính ở người lớn. Chì ở trạng thái bình thường, không kết hợp thì không độc nhưng chì lại rất dễ bị oxy hóa và khi kết hợp với các dẫn chất khác thì có thể gây ngộ độc rất nặng, chẳng hạn như acetat chì, citrat chì, acseniat chì… là những chất có thể gây ngộ độc cấp tính, thậm chí chỉ với liều lượng 1g acetat chì có thể gây tử vong ở người lớn. Theo ông Sơn, ngộ độc chì có hai dạng: cấp tính và mạn tính. Người bị ngộ độc chì cấp thường có biểu hiện: nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng dữ dội, nôn mửa, đi ngoài lỏng, phân đen, có thể dẫn đến vô niệu, suy thận, viêm ống thận cấp, rối loạn thần kinh… Những người bị nhiễm độc chì mạn tính thì thường có biểu hiện bằng những cơn đau bụng kéo dài liên tục, răng có viền màu xanh xám, thiếu máu hồng cầu, mệt mỏi, tăng huyết áp, viêm thần kinh gây co giật, liệt nửa người, tê bì chân tay… Chì có thể gây ngộ độc qua tiếp xúc, ăn uống. Với những sản phẩm cốc, chén làm bằng thủy tinh hoặc sứ càng có nhiều màu sặc sỡ thì hàm lượng chì càng cao và vì vậy nguy cơ ngộ độc là rất lớn nếu hàm lượng chì tồn dư trong cốc vượt ngưỡng cho phép.
Những mẫu cốc thủy tinh nhiễm chì cần được tiêu hủy sớm. |
Tại sao khó xử lý?
Tại thời điểm này, theo ghi nhận của PV báo Sức khỏe&Đời sống, nhiều cửa hàng bán đồ thủy tinh, đồ nhựa ở khu vực chợ đầu mối Đồng Xuân, phố Hàng Khoai, Phùng Hưng đều bày bán nhiều loại ly thủy tinh, ly sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình. Mặt hàng này được bày bán công khai và cũng không gặp bất kỳ sự kiểm tra giám sát từ các đơn vị quản lý chuyên ngành. Theo thông tin từ một cán bộ trong đội quản lý thị trường khu vực phía Nam, Hà Nội, cho đến nay lực lượng quản lý thị trường chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn về quy định xử phạt, xử lý loại mặt hàng cốc thủy tinh in hình các nhân vật hoạt hình, in hoa văn sặc sỡ có xuất xứ từ Trung Quốc. “Chúng tôi cần các cơ quan quản lý đo lường chất lượng sản phẩm cung cấp nhãn mác, hoặc lô sản phẩm các mặt hàng cốc thủy tinh nhiễm chì thì chúng tôi mới có căn cứ và biết phải thu hồi loại nào chứ? Bây giờ trên thị trường có đến hàng trăm loại cốc, chén, đĩa, bát, đồ gia dụng có xuất xứ từ Trung Quốc nên chỉ thấy báo chí phản ánh thì rất khó để chúng tôi kiểm soát”- Vị này nhấn mạnh.
|
Sáng ngày 20/4, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã tìm đến Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng để tìm hiểu thêm vấn đề. Được biết Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam đang nắm giữ thông tin liên quan đến các chất phụ gia, cũng như hàm lượng chì có trong một số mẫu cốc thủy tinh đã được lưu hành trên thị trường nói chung cũng như các loại mẫu cốc thủy tinh Trung Quốc có in hình các nhân vật hoạt hình nói riêng. Tuy nhiên, do còn vướng về quy chế phát ngôn của Viện nên chúng tôi chưa có những thông tin cần thiết nêu trên.
Như vậy có thế nói đến thời điểm này mặc dù đã có những thông tin xung quanh loại cốc thủy tinh có xuất xứ từ Trung Quốc chứa hàm lượng chì cao gấp hàng ngàn lần mức cho phép, có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng đặc biệt là trẻ em tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa nhận được những thông tin đầy đủ từ phía các cơ quan quản lý loại mặt hàng này. Mối nguy hiểm từ cốc thủy tinh nhiễm chì vẫn trở thành nỗi ám ảnh cho sức khỏe người dùng!
Theo Báo SKĐS
Hiện nay, các nhà khoa học đã có bước tiến lớn trong việc tìm hiểu chính xác thuốc giảm đau gây ra dị tật bẩm sinh như thế nào?
Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (7.4) là "Chống kháng thuốc! Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa".
Thói thường, theo “đường xưa lối cũ”, con người ta ăn để sống, còn muốn giải sầu thì lại mượn đến men rượu, hương trà. Thế nhưng đó là “chuyện cũ bỏ qua”. Bây giờ, người ta lại dùng một thứ tiêu khiển khác: ăn để giải sầu. Đây là một vấn đề mà người ta xem là “chuyện nhỏ” nhưng thật tình nó là một việc hệ trọng cần phải lưu tâm. Giới chuyên môn gọi hiện tượng này là “ăn do cảm xúc” (emotional eating).
(HBĐT) - Sáng 20/4, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban và một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhân Tháng hành động vì chất lượng VSATTP từ ngày 15/4 – 15/5, ngày 19/4, Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã kiểm tra công tác triển khai thánh hành động tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn
(HBĐT) - Những năm gần đây, các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở. Song, so với hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế, cơ sở CSSKSS tại tuyến xã vẫn còn nhiều bất cập.