Báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, dân số Việt Nam đang ở trong giai đoạn già hóa khá nhanh khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao, khoảng 9%. Nguyên nhân chính là nhờ tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm.

 

Đây cũng là nỗ lực cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể hoạt động chăm sóc sức khoẻ - y tế, và phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, đánh giá của UNFPA công bố hôm nay cũng nhấn mạnh, quá trình già hóa dân số nhanh sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.

Kết quả điều tra ngày 1-4-2010 cho thấy, người cao tuổi ở Việt Nam đã đạt 8,1 triệu, chiếm khoảng 9,4% dân số. Tổng cục Thống kê dự báo thời kỳ già hoá dân số ở nước ta sẽ diễn ra sau năm 2017. Tuy nhiên, thời gian để Việt Nam chuyển sang cơ cấu dân số già quá ngắn, chỉ mất khoảng 20 năm, ít hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển cao hơn. Quá trình này tại Nhật Bản kéo dài 26 năm, tại Thái-lan là 22 năm…

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số nhận định, trong thực tế, quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn. Số lượng người cao tuổi tăng nhanh sẽ tạo ra những áp lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội nên rất cần giải pháp thích ứng với vấn đề già hoá dân số.

Người cao tuổi trong cả nước hiện đang phải đối phó với tình trạng tuổi thọ khoẻ mạnh thấp và gánh nặng bệnh tật kép. Hơn 40% người cao tuổi vẫn phải làm việc với mức thu nhập không cao.

Già hóa dân số được coi là một trong những vấn đề ưu tiên trong Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.Việt Nam cần phải có những chính sách để phát huy và chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, dù theo tính toán, chi phí chăm sóc đối tượng này có thể cao gấp tám lần so với trẻ em.

Ông Trọng cũng nhấn mạnh, không hề có mâu thuẫn trong hiện tượng già hoá và công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam. Dù đã trải qua 50 năm thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình, tới nay, vẫn còn 34 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế nên giảm sinh vẫn là vấn đề cần chú trọng thời gian tới.

Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản trong thời kỳ mới sẽ tập trung nâng cao chất lượng dân số như thực hiện sàng lọc sơ sinh và trước sinh; tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, giảm thiểu mất cân bằng giới tính, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… đồng thời cố gắng bảo đảm tỷ suất sinh trên toàn quốc đạt mức từ 1,8 đến 2 con; duy trì mức sinh 1%. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ dân số - kế hoạch hoá gia đình tại nhiều vùng cần được thực hiện tốt hơn, nhất là đối với người dân ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

 

                                                                                      Theo ND

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục