Sau khi có thông tin E.Coli biến đổi gen là thủ phạm gây ra dịch tiêu chảy ở châu Âu, đặc biệt vi khuẩn này có nguồn gốc từ giá đỗ đa làm nhiều người e ngại với loại thực phẩm này. Vậy sự biến đổi gen của vi khuẩn quen mặt này là gì, điều đó có bất thường không, con người cần đối mặt với điều đó như thế nào, chúng ta có cần phải ngưng sử dụng giá đỗ hay không?... Chúng tôi xin chuyển đến bạn đọc ý kiến của các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm về những vấn đề này.
|
Không nên hoảng sợ trước vi khuẩn E.Coli biến chủng
Chúng ta cũng phải ghi nhận là vi sinh vật cũng phải thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống xung quanh để chúng tồn tại. Loài người cũng như các động vật khác là môi trường rất tốt để vi sinh vật thích nghi, sinh sản và phát triển. Loài người đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu thì vi sinh vật trong đó có E.Coli không là ngoại lệ cũng phải biến đổi. Vì vậy chúng ta không nên hoảng sợ mà phải đối mặt để tồn tại. Chúng ta không cho cơ hội để vi sinh vật có hại phát triển trên cơ thể chúng ta bằng cách thay đổi một số thói quen: nấu chín thức ăn, rửa sạch tay khi chế biến thực phẩm, không để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh. Cũng rất may là còn có các kháng sinh diệt được E.Coli khi bị bệnh. Các kháng sinh còn nhạy cảm với vi khuẩn này là ciprofl oxacin, amikacin và nalidixic acid.
Chủng vi khuẩn E.Coli mới. Ảnh: WHO |
Sử dụng giá đỗ thế nào để an
toàn?
Nếu giá đỗ được tưới nước sạch và rửa sạch, ngâm nước muối và được nấu chín thì không đáng ngại. Để không lo sợ vì nhiễmE.Coli hay các vi khuẩn đường ruột khác trong đó có cả vi khuẩn tả, chúng ta phải ăn chín uống nước sôi, thay đổi một số thói quen... Các vi khuẩn thường bị giết chết ở nhiệt độ 100oC.
Chưa có vaccin phòng ngừa E.Coli
Hiện nay chưa có vaccin phòng vi khuẩn này, chỉ mới có vaccin phòng vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ - các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Khi chưa có vaccin để chủ động phòng bệnh thì nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như Bộ Y tế khuyến cáo khi có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm: ăn chín, uống sôi, không ăn uống ngoài đường phố, rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với các loại rau xanh, trước khi ăn sống phải rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng.…
|
● PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia Các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: “Những người chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng khi bị vi khuẩn này xâm nhập”
Tiêu chảy do E.Coli là bệnh thường gặp
E.Coli là một vi khuẩn quen thuộc với con người. Ở nước ta nhiễm khuẩn do E.Coli là bệnh thường gặp, đó là các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli trong thức ăn, còn gọi là nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn. Khi đó người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận…
Nhiễm khuẩn huyết do E.Coli dẫn đến tổn thương các tạng
Trong các biến chứng do E.Coli phải đặc biệt chú ý đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Đó là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương các tạng như tim, thận, não khiến người bệnh có thể tử vong.
Kháng kháng sinh là một nguyên nhân dẫn đến E.Coli biến chủng
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị các tác nhân vi khuẩn như E.Coli, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh đã làm cho vi khuẩn này biến chủng để tiếp tục tồn tại. Đây là điều bình thường trong quy luật sinh tồn của tự nhiên.
Các đối tượng chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli dễ bị biến chứng nặng
Mặc dù là vi khuẩn được biết đến từ khá lâu nhưng ở các trường hợp chưa từng cảm nhiễm với vi khuẩn E.Coli có thể dẫn đến những biến chứng nặng do cơ thể chưa có sự thích ứng. Mặc dù ở Việt Nam nhiễm E.Coli là bệnh thường gặp và ít gây ra những biến chứng nặng nề nhưng khi vi khuẩn này có biến chủng mọi người cũng nên cẩn trọng. Để phòng bệnh tốt nhất nên ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
|
● TS. Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): “Ở Việt Nam hiện chưa phát hiện chủng vi khuẩn E.Coli mới”
Biện pháp phòng ngừa bệnh do E.Coli
Giám sát các quy trình vệ sinh về chế biến và giết mổ tại các lò mổ (đặc biệt là bò), giám sát chặt chẽ và thường xuyên các nhà hàng trong khâu chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch bằng cách kiểm tra lượng clo trong các nhà máy nước. Kiểm tra thường xuyên sức khoẻ các cô bảo mẫu ở nhà trẻ, mẫu giáo, nhân viên cửa hàng ăn để phát hiện người mang mầm bệnh. Tuyên truyền rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi có dịch cần cách ly bệnh nhân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời như đối với các bệnh dịch mới xuất hiện đường tiêu hóa. |
Theo SKĐS
Tiếp theo vụ bê bối thực phẩm nhiễm hóa chất công nghiệp DEHP ở Đài Loan, mới đây lại xảy ra vụ thu hồi dược phẩm là bột pha hỗn dịch uống Augmentin do phát hiện có chứa DIDP và DINP.
Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót và người tập thể thao mang giày không phù hợp có nguy cơ lớn mắc bệnh viêm khớp, các chuyên gia cảnh báo.
(HBĐT) - Xác định làm tốt công tác DS/KHHGĐ sẽ là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển KT – XH, nâng cao đời sống của nhân dân, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) luôn quan tâm chỉ đạo theo hướng xã hội hóa.
Quản lý bằng được sự lưu hành, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên nhân dẫn tới những nguy cơ khó lường cho sức khỏe người tiêu dùng… là vấn đề nổi cộm được Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) TP Hà Nội đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 5 tháng đầu năm và Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2011 (từ ngày 15-4 đến 15-5) tổ chức hôm qua, 13-6.
Sau nhiều cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học Israel nhận thấy thành phần CEppt chiết tách trong quế có thể làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheime.
Khảo sát thực địa tại nhà hàng Tâm Châu ở huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, để tìm nguyên nhân khiến gần 500 du khách Đà Lạt bị ngộ độc, cơ quan chức năng xác định nước giếng khoan ở đây đã nhiễm bẩn do vi khuẩn.