Hàng tuần, Trung tâm YTDP huyện Kỳ Sơn duy trì đều đặn họp giao ban với cán bộ giám sát để kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh ở cơ sở.

Hàng tuần, Trung tâm YTDP huyện Kỳ Sơn duy trì đều đặn họp giao ban với cán bộ giám sát để kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh ở cơ sở.

(HBĐT) - Trước tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm đang có những diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm đã ghi nhận hàng nghìn ca tiêu chảy, hội chứng cúm, thủy đậu, quai bị, sốt phát ban… Vì vậy, hơn lúc nào công tác phòng - chống dịch bệnh nói chung và bệnh truyền nhiễm mùa hè nói riêng đã và đang được ngành y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn coi trọng.

 

Chị Lê Thị Bình, Phó khoa kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS (Trung tâm YTDP huyện) cho biết: Mặc dù chưa bùng phát thành dịch trên diện rộng, song hơn 5 tháng qua, trên địa bàn toàn huyện đã có dịch tản phát với 61 trường hợp tiêu chảy, 57 trường hợp hội chứng cúm, 216 người sốt phát ban Rubenla dạng sởi, gần 20 người mắc quai bị, thủy đậu… Với mục tiêu: giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, dịch tản phát, đặc biệt là các bệnh gây dịch nguy hiểm tiêu chảy cấp, cúm A H1N1, sốt rét, sốt xuất huyết… Chủ động phòng bệnh không để dịch xảy ra; phát hiện kịp thời các ca bệnh đầu tiên; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bệnh nhân tử vong do dịch. Ngay từ đầu năm, Trung tâm YTDP huyện Kỳ Sơn đã xây dựng kế hoạch phòng - chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2011. Tiếp đó là kế hoạch phòng - chống các dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè và một số kế hoạch phòng bệnh cụ thể được khẩn trương triển khai, thực hiện ở các xã, thị trấn trong huyện.

 

Bám sát những kế hoạch đề ra, Kỳ Sơn đã kiện toàn BCĐ phòng – chống dịch cấp huyện, xã; kiện toàn đội chống dịch cơ động. Tăng cường giám sát phòng dịch tại cơ sở, Bệnh viện Đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực nhằm kịp thời phát hiện sớm các ca bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm các ca nghi ngờ làm xét nghiệm. Hàng tuần, cán bộ khoa kiểm soát dịch bệnh của Trung tâm YTDP huyện đều trực tiếp xuống trạm y tế các xã, đến tận hộ gia đình thăm khám các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tư vấn cách điều trị và tuyên truyền, nhắc nhở người dân về cách phòng bệnh, chống lây nhiễm.

 

Song song với nhiệm vụ giám sát, Trung tâm đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến cơ sở. Đồng thời kết hợp với chính quyền, trạm y tế, đoàn thể các xã, thị trấn đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh cho nhân dân và phối hợp với các ngành chức năng của huyện tuyên truyền các biện pháp phòng - chống dịch bệnh trong cộng đồng với các hình thức mít tinh cổ động, loa đài, băng zôn, tờ rơi, nói chuyện trực tiếp. Hàng tháng, Trung tâm  yêu cầu các xã lập kế hoạch phòng bệnh và duy trì đều đặn chế độ giao ban với cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh.

 

Hiện tại, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn cũng đã chuẩn bị chu đáo các cơ số thuốc thiết yếu gồm nhóm thuốc sát trùng, sát khuẩn; nước súc miệng, dịch truyền, các loại thuốc kháng sinh Amoxilin, Cefalexin, Trimazol cùng hàng trăm khẩu trang, găng tay, quần áo chống dịch.

 

Không lơ là trong phòng dịch mùa hè, song, ngành YTDP huyện nhận định: các loại dịch bệnh truyền nhiễm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào do tình hình thời tiết luôn có những diễn biến phức tạp, một bộ phận người dân lại chưa nhận thức đầy đủ nên luôn có tâm lý chủ quan trong phòng bệnh thể hiện ở thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình chưa thật sự đảm bảo. Chính vì vậy, để bệnh không nảy sinh và bùng phát thành dịch, nhất thiết mỗi người dân, hộ gia đình cần nâng cao ý thức tự giác phòng bệnh bằng hoạt động tăng cường vệ sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch. Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên bám sát cơ sở giám sát bệnh, kịp thời phát hiện những ca mắc mới để chủ động điều trị, chống lây lan trong cộng đồng.

 

                                                                                  Hoàng Nga

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục