Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên các diễn đàn mạng đang rộ lên phương pháp chữa bệnh tay chân miệng (TCM) bằng nước ozone. Tuy nhiên, một số chuyên gia dịch tễ lại cho rằng, phương pháp này chưa có cơ sở khoa học để ứng dụng cho con người vì nó mới được áp dụng trên… động vật.

 

1 lít nước muối có thể chữa khỏi TCM?

Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải, người đưa ra cách chữa này khẳng định: “Cháu nào có 3 vết mụn ở chân nếu sau 2 ngày rửa bằng loại nước muối sát trùng (có tên Anolyte, còn được gọi là nước ozone), mụn tăng lên dù chỉ một nốt, tôi sẽ xin… đi tù vì không giúp được các cháu”. Thậm chí, ông còn cho thông báo trên mạng cả số điện thoại và email liên hệ để “nếu có trẻ em nào xuất hiện nốt đỏ ở chân tay, bị phồng rộp trong miệng (bệnh TCM) thì hãy liên lạc. Chỉ sau 2 ngày, tôi sẽ có mặt để chữa bệnh miễn phí cho trẻ em”.
 
Theo TS. Khải, trước đây chỉ cần 2 chai nước muối này có thể cứu được 10 con trâu bò bị bệnh lở mồm long móng, lợn bị bệnh tai xanh, gia cầm bị cúm. Loại nước muối này đã được Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT công nhận là nước sát trùng và coi đây là “phao cứu sinh” của nông dân. Đây là nước muối sạch 99,7%, có nồng độ 5g/lít, nhạt hơn nước canh nên uống sau khi tập thể dục hoặc vận động nhiều, bị mất mồ hôi.

Trao đổi với PV , TS. Khải cho hay, nếu chú ý quan sát có thể thấy những người dân vùng biển thường xuyên tiếp xúc với nước biển, họ không hề bị ngứa ngáy, lở loét bao giờ. Chữa bệnh TCM cho trẻ cũng dựa trên thực tế đó, cha mẹ chỉ cần chú ý đến con cái khi thấy xuất hiện các vết mẩn ngứa thì có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Anolyte để bôi, ngâm chân tay, thậm chí tắm giặt nhất định khỏi bệnh. Ngoài ra, nước muối này có thể chữa được các bệnh ngứa, bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa…

“Trẻ bị bệnh TCM chỉ cần 1 lít nước muối này là sẽ khỏi bệnh. Ở nước ta hiện có 365 máy lọc, mỗi máy 200 lít Anolyte/giờ nhưng các cơ sở có máy chủ yếu là BV, Trung tâm y tế, Sở Khoa học công nghệ, trang trại chăn nuôi trồng trọt lại không cấp phát cho dân, trong khi dân không biết đến để xin. Nếu ai có con nhỏ bị bệnh TCM chỉ cần gọi, tôi sẽ hướng dẫn lấy Anolyte nhất định chữa khỏi bệnh”- TS. Khải nói.

Các bác sĩ nói gì?

TS. Khải cho biết: “Sau khi đăng tin chữa miễn phí cho trẻ mắc TCM, đã có hàng nghìn cuộc điện thoại gọi đến xin tư vấn chữa bệnh TCM cho con và không thấy ai có than phiền gì về hiệu quả chữa bệnh của loại nước muối này”.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi e ngại về cách chữa bệnh này vì trước đây, nước Anolyte mới điều trị thành công cho trâu bò bị lở mồm long móng, dịch tai xanh hay cúm gia cầm. Riêng điều trị cho con người thì chưa có nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng khoa học nào chứng minh.

Theo TS. Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, có đến 95% trường hợp mắc TCM sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn không cần điều trị, trừ trường hợp trẻ mắc chủng virus EV 71 có độc lực cao dễ gây tử vong. Nếu muốn dùng nước muối chuyên chữa bệnh cho gia súc, gia cầm để thực nghiệm trên người thì quá mạo hiểm và cần phải thành lập một hội đồng khoa học phân tích, có kết luận chính xác về tính khả thi.

TS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực (BV Nhiệt đới T.Ư) cũng cho rằng: “Chữa bệnh TCM cho trẻ em bằng cách lấy nước muối tự chế chuyên chữa trị cho… động vật là không thể chấp nhận được, không thể tùy tiện áp dụng chữa bệnh cho con người khi chưa có một hội đồng khoa học nào thẩm định về tính an toàn của nó”.

Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế, nước muối có thể diệt được vi khuẩn nên việc tắm biển cũng có thể sẽ làm xẹp các mụn nước. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng thì sẽ xảy ra tác dụng ngược, các mụn nước có thể bị trầy xước và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Vì vậy, không thể nói rằng tắm nước biển có thể chữa được bệnh TCM.

Ngay cả Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định, bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện như nổi nốt đỏ, mọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, quanh miệng, sốt cao… thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Việc phòng bệnh quan trọng là phải vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Theo PLĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hộ người tàn tật xã Đồng Tâm nhận bò giống hỗ trợ do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tặng.

Đà Bắc: Đẩy mạnh các biện pháp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Ngày 7/11, Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân huyện Đà Bắc tổ chức hội thảo “Nam nông dân gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”. Tham gia hội thảo có 60 hội viên nông dân đến từ 6 đơn vị: xã Toàn Sơn, Hào Lý, Tu Lý, Cao Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc.

Xã Đồng Bảng nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em

(HBĐT) - Những năm gần đây, xã Đồng Bảng (Mai Châu) có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Xã duy trì giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng bình quân từ 2 - 3%/năm. Năm 2010, trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của xã chiếm tỷ lệ 13,6%, đến năm 2011 giảm còn 9,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 27,8% giảm còn 20,8%.

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất. Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư.

Tai biến do kháng sinh

Hiện nay việc dùng thuốc kháng sinh rất phổ biến. Chính vì vậy rất dễ xảy ra việc lạm dụng kháng sinh. Xin hỏi, có những tai biến nào do sử dụng kháng sinh?

Cách ngừa bệnh do giun đũa

Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở miền Bắc Việt Nam là 85 - 98%. Điều mà ít người biết đến chính là đặc tính thích “đi du lịch” của giun đũa. Có thể nói đặc tính “đi du lịch” đã trở thành vấn đề sống còn của loài giun này. Không những chúng “đi du lịch” trong cơ thể người mà bắt buộc phải “đi du lịch” ra môi trường bên ngoài cơ thể thì mới duy trì được nòi giống.

Dùng thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc (VKM, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục