UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký quyết định công bố dịch tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vì hiện tại, toàn tỉnh Ninh Thuận đã có 16 điểm xảy ra dịch, thuộc 6/7 huyện, thành phố.
Hiện UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp với ngành y tế chủ động tổ chức các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả không để phát sinh các ổ dịch mới...
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện 471 trường hợp mắc tay-chân-miệng (TCM), trong đó có 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010, số ca mắc TCM tăng 23,7 lần. Hiện tại, bệnh TCM không chỉ mắc ở đối tượng là trẻ em mà lây sang cả người lớn. Do đó, người dân không thể thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm này.
Mặc dù bệnh TCM có diễn biến phức tạp nhưng nhiều người dân trong tỉnh còn khá chủ quan trong việc vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhất là vùng nông thôn, vùng đông dân cư nên tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh ra công động. Nhiều người dân tỏ ra “mơ hồ” khi được hỏi về cách nhận biết và phòng bệnh TCM.
Trước tình hình bệnh TCM có diễn biến phức tạp, ngành Y tế rất cần có sự tham gia tích cực hơn nữa của các ban, ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân chủ động phòng, chống bệnh để hạn chế sự lây lan ra cộng đồng. Về phía người dân cần chủ động làm tốt công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường; kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh để điều trị.
Như vậy, với việc số ca mắc tay chân miệng ngày càng gia tăng trên diện rộng, việc công bố dịch tay chân miệng ở Ninh Thuận và rất cần thiết nhằm huy động tổng lực và sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ngành với mục tiêu đẩy lùi nhanh nhất dịch bệnh này.
Theo GDTĐ
(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.
Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.
(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...