(HBĐT) - Ung thư dạ dày là một trong 5 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ nên bệnh nhân khi nhập viện thường ở giai đoạn muộn. Khi bị ung thư dạ dày nó có thể lan ra khắp dạ dày hoặc những bộ phận lân cận, kể cả thực quản, ruột non, gan, tụy và ruột già. Đôi khi nó còn lan tới phổi hoặc buồng trứng. Ung thư dạ dày thường gặp ở lứa tuổi ngoài 40, tỷ lệ nam cao gấp 2 lần nữ.

 

Triệu chứng:

 

Ban đầu người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Khi ăn vào thấy ậm ạch khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng trên rốn, có thể đau âm ỉ, nóng rát mơ hồ hoặc tự nhiên thấy người xanh xao, đặc biệt nhất là cơ thể gầy sút nhiều, có thể tới 5 kg một tháng.

 

Khi bệnh đã phát triển, cơ thể gầy sút nhanh, đau vùng trên rốn, ăn không tiêu, thiếu máu, da xanh.

 

Ở giai đoạn bệnh đã muộn có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, ăn vào nôn ra, có thể nôn ra máu dẫn đến cơ thể suy kiệt.

 

Những yếu tố nguy cơ:

 

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày.

 

Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Ngoài ra, những người ăn nhiều thức ăn chế biến ở dạng rán, nướng, hun khói, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng helicobacter pylori, đây là một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày. Tuy có liên hệ đến vi trùng nhưng ung thư dạ dày không có tính lây lan từ người sang người. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền.

 

Những thói quen cần thay đổi:

 

Bản thân các thực phẩm không gây ung thư nhưng các chất bảo quản, chất trung gian chuyển hóa và các chất sinh ra từ nấm mốc là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Không ăn nhiều rau, củ, quả muối như: dưa, cà muối, đặc biệt là dưa khú; không nên sử dụng các món ăn rán, nướng ở nhiệt độ cao trên 120oC; dầu mỡ rán đi, rán lại nhiều lần; lạc mốc là yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

 

Khi phi hành tỏi nên giữ nguyên màu trắng mà hành, tỏi vẫn thơm, không nên đợi đến khi chín vàng và xuất hiện khói.

 

Không sử dụng các loại nước hoa quả ép được bày bán nơi công cộng vì các sản phẩm này thường có chất bảo quản.

 

Hạn chế các thức ăn từ thịt được chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích...

Một điều đáng lưu ý là từ trước đến nay, nhiều người vẫn hiểu đơn giản là uống rượu nhiều gây ung thư. Thực chất, rượu là dung môi hòa tan các chất gây ung thư, hay nói cách khác, rượu là chất dẫn các chất hóa học gây ung thư vào cơ thể. Do vậy, nếu uống rượu và ăn các thức ăn rán, xào ở nhiệt độ cao là con đường ngắn nhất đưa độc chất vào cơ thể.

 

Cách phòng bệnh tốt nhất là không làm đổi màu thức ăn ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự ý thức và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và thực hiện chế độ ăn uống khoa học để phòng - chống bệnh ung thư.

                                                                      

 

                                                                    Kim Tuất (T.H)

                                                              (Trung tâm TT - GDSK)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục