Sáng 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí để truyền thông về Đề án phát triển nghề công tác xã hội ngành y tế giai đoạn 2011-2020. Buổi gặp mặt đã thu hút sự quan tâm của báo giới về đề án tuy rất mới mẻ, nhưng nếu thực hiện thành công, người bệnh, bệnh viện, thầy thuốc cùng hưởng lợi.

 

Giúp chấm dứt nạn “cò bệnh viện”

Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là bệnh viện tuyến trên thường trong tình trạng quá tải. Do vậy các nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhanh nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như tư vấn phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh… khiến họ phải chờ đợi lâu. Do vậy có nhiều bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian đã tìm đến “cò bệnh viện” khiến đối tượng này hoành hành ngày càng nhiều.
 
 Nhân viên công tác xã hội sẽ góp phần giải quyết những thắc mắc của người bệnh. Ảnh: Ngọc Dung
Bên cạnh đó, sự không hài lòng của người bệnh đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người nhà bệnh nhân và thầy thuốc… đã xuất hiện nhiều. Chẳng hạn như có khá nhiều vụ việc người nhà bệnh nhân đánh đập, dọa nạt bác sĩ, cho rằng họ không tư vấn, điều trị kịp thời cho bệnh nhân đã xảy ra và đưa đến nhiều hậu quả đau lòng. Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định, có thể tất cả những vấn đề như “cò bệnh viện” sẽ được chấm dứt nếu có sự tham gia của những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện.
 
Bởi đây là đối tượng trung gian, là cầu nối giải quyết nhanh mọi khúc mắc của người bệnh đối với việc khám chữa bệnh và tư vấn về bệnh tật. Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện không chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nhân mà còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Bà Hoàng Bích Hường - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số - y tế thuộc Bộ Y tế dẫn chứng, có bác sĩ một ngày khám tới vài chục, thậm chí tới gần 100 bệnh nhân. Bác sĩ sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Khi nhiều bệnh nhân hỏi thêm quá nhiều về căn bệnh của mình thì họ không còn sức để trả lời tiếp tục và rõ ràng.

Cần có cách nhìn đúng về nghề công tác xã hội

Theo bà Hoàng Bích Hường, một khó khăn nữa trong quá trình khảo sát cho thấy hầu hết lãnh đạo các bệnh viện chưa hiểu rõ được nghề công tác xã hội trong ngành y tế như thế nào. Nhiều người cho rằng, đây là một việc làm khó cho bệnh viện khi phát sinh thêm một bộ phận mới mà bệnh viện phải trả lương, gây khó khăn trong hoạt động tài chính của bệnh viện… Chính vì vậy, mục tiêu đến hết năm 2015 của đề án đưa ra, phấn đấu có 70% lãnh đạo các cơ sở y tế thuộc tuyến Trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nghề công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và cam kết triển khai thực hiện.

ThS. Vũ Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho hay, trong thời gian qua, mô hình phòng công tác xã hội trong bệnh viện đã xây dựng thí điểm tại hai bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh là Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hai mô hình trên vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình.
 
Theo bà Hạnh, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mới chỉ làm được một nhiệm vụ là huy động các nguồn lực xã hội để giúp đỡ người bệnh. Còn việc củng cố, hỗ trợ thông tin khám chữa bệnh trong bệnh viện hay nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân thì vẫn chưa làm được. Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh hiện có 26 nhân viên làm công tác xã hội, phần lớn trong số họ là điều dưỡng viên làm vai trò cung cấp các thông tin về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn về bệnh… cho người bệnh. Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ từ thiện cho người bệnh vẫn chưa làm được.

Để làm được việc này, ngay từ bây giờ, ngành y tế cần tập trung triển khai tốt đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế với những nội dung và giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

 

                                                       Theo SKĐS

Các tin khác


Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu vắc xin, vitamin A và thuốc ARV

(HBĐT) - Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, các địa phương trong tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), vitamin A và thuốc kháng HIV (ARV). Tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ quy định về hỗ trợ sinh sản

Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.

Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng

Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Ngộ độc sau khi ăn trứng cá hỏa tiễn

(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục