Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 24/11, tại Trung tâm hoạt động TTN, BTV Tỉnh Đoàn đã tổ chức hội nghị vận động, duy trì nguồn lực địa phương cho công tác chăm sóc SKSS VTN/TN. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện: T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn, Văn phòng UNFPA Hà Nội, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Từ năm 2002, thực hiện chương trình phối hợp giữa Tỉnh Đoàn và Ban Quản lý Dự án UNFPA tỉnh, Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS VTN/TN. Đến nay, chương trình đã thực hiện 2 chu kỳ hoạt động: chu kỳ 6 (2002- 2006), chu kỳ 7 (2007- 2011). Kết quả đánh giá cuối chu kỳ 6 cho thấy: chỉ có 11% VTN không biết nơi cấp phát và bán BCS; tỷ lệ VTN (từ 15- 19 tuổi) nghe nói về ít nhất 4 biện pháp tránh thai tăng từ 17,14% lên 19,6%; tỷ lệ VTN (từ 15- 19 tuổi) biết ít nhất 3 quyền khách hàng về chăm sóc SKSS tăng từ 12,38% lên 21,9%... Tại chu kỳ 7, ĐTN tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn cơ sở, nhận thức, thay đổi hành vi của VTN/TN về vấn đề SKSS… Đến hết chu kỳ, đa số VTN/TN đã được tiếp cận với các thông tin về tâm sinh lý tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục… tỷ lệ dao động từ 82,4- 99%.

 

Trong 5 năm tiếp theo (2012- 2016), Tỉnh Đoàn đề xuất T.Ư Đoàn, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho ĐTN duy trì, nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả; duy trì hoạt động của quán cà phê thanh niên, đội kịch tương tác trong truyền thông về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, công tác dân số, sức khoẻ, môi trường…

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh: Quan tâm nâng cao chất lượng dân số, trong đó, quan tâm đến vấn đề chăm sóc SKSS VTN/TN là trách nhiệm không của riêng ai, do đó cần sự vào cuộc của mọi tổ chức, đoàn thể chính trị để đẩy mạnh công tác chăm sóc SKSS VTN/TN. Trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác chăm sóc SKSS VTN/TN trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                            Hải Yến

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục