Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại kỳ họp.

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại kỳ họp.

(HBĐT) - Tại phiên họp sáng ngày 23/5, QH thảo luận về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Phát biểu tại hội trường, đại biểu Bạch Thị Hương Thuỷ, Đoàn Hoà Bình nêu ý kiến về vấn đề thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ. Cụ thể:

 

Phụ nữ nước ta chiếm 48% lực lượng lao động xã hội, khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cũng như vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển xã hội và nhân cách của thế hệ tương lai. Phụ nữ có mặt trên hầu hết các lĩnh vực lao động sản xuất, tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giầy da, thủy sản, lắp ráp điện tử, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm. Việc có những quy định riêng về chế độ đối với lao động nữ trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có những quy định cụ thể về chính sách thai sản, thời gian nghỉ thai sản là hết sức cần thiết. Quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai.

 

Do vậy, xác định độ dài thời gian nghỉ việc trong chế độ thai sản khi sinh con phải căn cứ vào: Quy định của các công ước quốc tế; nghề nghiệp và sức khỏe lao động nữ thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ; điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội và nhu cầu lao động trong xã hội.

 

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị tổn thương về sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt khi người lao động nữ làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày. Xét về góc độ khoa học đối với người lao động nữ, mang thai sẽ làm thay đổi các chức năng hô hấp, tiêu hóa, chức năng gan và thận làm tăng hấp thụ, phân bố và đào thải các chất độc, ảnh hưởng sức khỏe do thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai khi làm việc đã được xác định cụ thể như: mệt mỏi, căng thẳng; buồn nôn làm tăng nhạy cảm chất hóa học; tăng chuyển hóa làm tác hại tới gan; tăng dòng máu tới thai nhi gây thiếu ô xy cho thai nhi; tăng kích thích cơ tim làm tăng loạn nhịp tim, tăng huyết áp; tăng đau vùng thắt lưng; khó khăn khi di chuyển, thao tác.

 

Ngoài ra, sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ do giá trị dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) thì trẻ em cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.. .ở Việt Nam có 18% trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, mặc dù chưa có những tính toán chi tiết về chi phí và hiệu quả, nhưng chỉ tính đơn thuần chi phí để mua sữa và các sản phẩm sữa đã tiêu tốn khoảng 0,8 - 1,2 triệu đồng/tháng cho một trẻ em, cộng với chi phí khác, thì tổng chi phí bỏ ra nếu bà mẹ phải đi làm không cho con bú sữa mẹ sẽ vào khoảng xấp xỷ 2 triệu đồng /tháng. Đó là một số tiền không nhỏ đối với một lao động nữ so với mức lương hiện nay.

 

Từ những căn cứ của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Dựa vào điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ để quy định thời gian nghỉ thai sản là 5 tháng hay 6 tháng. Quy định trên là tương đối hợp lý khi xét trên khía cạnh sức khỏe, điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ, nhưng lại không hợp lý khi xét trên các quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo ra sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền trẻ em. Giúp doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt giữa người lao động với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng và xã hội. Người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, đồng thời có thời gian chăm sóc con sơ sinh tốt hơn, giúp con phát triển đầy đủ, toàn diện. Đồng thời, quy định này cũng giúp lao động nữ có đủ điều kiện sức khỏe có cơ hội được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình.

 

Tôi cho rằng, không nên phân biệt thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là 5 tháng và 6 tháng mà nên quy định thống nhất thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được bốn tháng sau khi sinh và có giấy của cơ sở y tế chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, được nhận tiền lương của những ngày làm việc (tiền lương này không bao gồm khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Ngoài ra, gắn liền với việc quy định tăng thời gian nghỉ thai sản nên có chính sách hỗ trợ lao động nữ khi sinh con:

- Quy định thời gian nghỉ sinh con cho cả lao động nam (người cha), để người cha có thể chăm sóc vợ và con trong thời gian người vợ nghỉ sinh con.

- Xem xét, tính toán tăng khoản trợ cấp một lần khi sinh con để đảm bảo cơ bản đủ mua sắm một số dụng cụ cần thiết chủ yếu cho một cháu sơ sinh và để nâng cao chất lượng bữa ăn, sức khỏe cho mẹ và bảo đảm sữa cho con.

                 

                                                              Mạnh Cường

                                              (VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh) lược ghi

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục