Phòng khám đa khoa Đầm Sen đã đóng cửa. (Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 25-6). Ảnh: TIẾN ĐẠT

Phòng khám đa khoa Đầm Sen đã đóng cửa. (Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 25-6). Ảnh: TIẾN ĐẠT

Hôm qua 25-6, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã có buổi làm việc với đại diện Phòng khám Đông Phương (762 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình) về những sai phạm trong khám, chữa bệnh ở đây. Dù chưa có quyết định xử phạt cuối cùng nhưng với cách thức xử lý “không đủ răn đe” như kiểu xử phạt các phòng khám tương tự khác trước đây cũng chỉ là “ném đá ao bèo” so với lợi nhuận từ “lường gạt” người bệnh. Trong khi nghi vấn “bảo kê” các phòng khám có người Trung Quốc hành nghề càng dần lộ rõ.

 

  • Xử nhẹ nên lờn thuốc

Theo Thanh tra Sở Y tế, dù hành nghề y học cổ truyền nhưng Phòng khám Đông Phương lại quảng cáo nhiều hoạt động như một phòng khám đa khoa, từ khám sản phụ khoa, nam khoa, phẫu thuật trĩ đến xét nghiệm, siêu âm…

Khi cơ quan chức năng kiểm tra, phòng khám đang “tạm ngưng sửa chữa” nhưng lại có dấu hiệu đang hoạt động, có nhiều loại thuốc mang nhãn hiệu Trung Quốc hết hạn sử dụng. Thậm chí có cả vỏ thuốc hướng thần gây nghiện tại khu phòng mổ, thuốc cấp cứu hết hạn sử dụng. Phòng khám do người Việt Nam đứng tên nhưng lại có hồ sơ khám chữa bệnh do bác sĩ người Trung Quốc kê toa và 2 bảng tên bác sĩ là Trịnh Chiếu Quyền và Ngụy Bối. Vậy những người này là ai, có giấy phép hành nghề hay không?

Tại buổi làm việc, đại diện Phòng khám Đông Phương chỉ thừa nhận một số sai phạm về việc sử dụng thuốc chưa được phép, quá hạn, không rõ nguồn gốc, quảng cáo vượt quá chức năng cho phép trên chứng chỉ đăng ký hành nghề, cung cấp dịch vụ vượt quá chức năng, chuyên môn ghi trên giấy phép hành nghề. Tuy nhiên, đại diện phòng khám phủ nhận việc có người nước ngoài hoạt động tại cơ sở này bằng cách “không biết gì đến việc người nước ngoài hoạt động tại phòng khám”. Trước đó, Phòng khám Y học Trung Quốc “giam lỏng” người bệnh (số 141 Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM) đã bị xử phạt 45,5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 6 đến 12 tháng…

Vấn đề dư luận quan tâm và đặt ra là vì sao trong nhiều năm qua, các phòng khám y học Trung Quốc hoạt động rầm rộ, quảng cáo quá mức và thu tiền vô tội vạ nhưng vẫn tồn tại mặc dù theo Sở Y tế TPHCM là thường xuyên kiểm tra, xử phạt?

Theo Thanh tra Sở Y tế TPHCM, năm 2011 đã xử phạt vi phạm các phòng chẩn trị có y, bác sĩ Trung Quốc 72.400.000 đồng. Số tiền này, theo đánh giá chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận kếch sù mà các phòng khám nói trên “lừa gạt” người bệnh.

Theo ông Phạm Kim Bình, Quyền Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM, năm 2011 hậu kiểm tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền có y, bác sĩ Trung Quốc hành nghề thì tất cả 7/7 cơ sở đều có hành vi vi phạm quy định hiện hành về hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân. Hầu hết các sai phạm là không kê đơn bằng tiếng Việt, quảng cáo không đúng nội dung, không có sổ sách thống kê, theo dõi bệnh nhân…

Nói về việc nhiều phòng khám y học có người Trung Quốc hành nghề liên tục bị xử phạt rồi lại tái phạm, nhiều ý kiến cho rằng đây là “điệp khúc bất lực” của ngành y tế. Còn ông Phạm Kim Bình cho rằng mức xử phạt hiện hành theo quy định chưa đủ răn đe khiến cơ sở “lờn thuốc”.

  • Dần lộ rõ sự bảo kê

Cũng trong hôm qua, Phòng khám Đa khoa Đầm Sen (46 Hòa Bình, phường 5, quận 11, TPHCM), nơi bị nghi vấn được ông Phạm Hữu Quốc, cán bộ Thanh tra Sở Y tế TPHCM bảo kê, đã đóng cửa, ngừng hoạt động.

Theo thông tin ban đầu, buổi sáng Phòng khám Đa khoa Đầm Sen mở cửa hoạt động nhưng sau khi một cặp vợ chồng tới đòi gặp bác sĩ người nước ngoài để khám bệnh nhưng không gặp được nên yêu cầu phòng khám hoàn trả hồ sơ và trả lại tiền chữa bệnh. Sau khi vợ chồng bệnh nhân này rời khỏi Phòng khám Đa khoa Đầm Sen, phòng khám này đã ngưng hoạt động.

Cùng ngày, sau khi bạn đọc cung cấp thêm một số thông tin về “mối liên hệ mờ ám” giữa ông Phạm Hữu Quốc với Phòng khám Đa khoa Đầm Sen, phóng viên Báo SGGP liên lạc và đề nghị trao đổi trực tiếp với ông Phạm Hữu Quốc tại trụ sở Sở Y tế TPHCM để xác minh làm rõ những thông tin này. Tuy nhiên, ông Phạm Hữu Quốc từ chối trả lời vì lý do “Ban giám đốc Sở Y tế không cho phép tôi trả lời báo chí”.

”.

Phòng khám đa khoa Đầm Sen đã đóng cửa. (Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 25-6). Ảnh: TIẾN ĐẠT

Ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Quản lý Dịch vụ Sở Y tế TPHCM, cho biết Phòng khám Đa khoa Đầm Sen do ông Trương Đức Thành phụ trách chuyên môn được cấp phép hành nghề từ ngày 3-11-2010, sau đó được bổ sung vào ngày 29-12-2010. Ông Phạm Hữu Quốc trả lời Báo SGGP là đã từng làm hồ sơ pháp lý cho phòng khám này! Trước đó, một bạn đọc là phiên dịch viên đã từng làm cho nhiều phòng khám có bác sĩ Trung Quốc hành nghề tại TPHCM cũng đã gửi thư đến Báo SGGP bày tỏ bức xúc trước sự tung hoành của các phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc. Theo bạn đọc này, hầu hết phòng khám đều có sử dụng thuốc viên không rõ nguồn gốc, thuê bệnh nhân ngồi khám để làm “chim mồi”. Đặc biệt các phòng khám thường câu kết với cán bộ thanh tra để được thông báo trước mỗi khi bị thanh, kiểm tra nhằm “giải tán” bác sĩ Trung Quốc hành nghề “chui” và tẩu tán thuốc, dụng cụ trái phép…

Theo Sở Y tế TPHCM, hiện toàn thành phố chỉ có 7 phòng chẩn trị y học cổ truyền có y, bác sĩ người Trung Quốc hoạt động. Với số lượng không nhiều như vậy, tại sao nhiều năm qua cơ quan quản lý vẫn không “quản” xuể. Dư luận đang đặt vấn đề có sự dễ dãi, dung túng, bảo kê cho các phòng khám này để lừa gạt tiền người bệnh nghèo vô tội vạ. Đã đến lúc cần quyết liệt chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng trên và xử lý nghiêm minh những cá nhân tham gia “bảo kê”. 

 

                                                      Theo SGGP

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục