Cán bộ, CNV ngành Y tế diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về VSATTP.

Cán bộ, CNV ngành Y tế diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về VSATTP.

(HBĐT) - Đã hơn 1 tháng sau vụ ngộ độc do ăn nhầm lá ngón nhưng anh Bùi Văn Tình ở xóm Mè, xã Trung Hòa (Tân Lạc) vẫn chưa hết sợ. Hôm 13/2, trong lúc đi chăn trâu, anh đã hái một ít rau rừng về cho vào nồi cháo đang nấu ở nhà. Do bất cẩn, anh đã hái nhầm lá ngón. Sau khi ăn, anh và đứa con 3 tuổi Bùi Văn Duy đã hoa mắt, run rẩy chân tay, người lả đi… Rất may là anh và cháu đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Cháu Duy do nhiễm độc nặng hơn phải chuyển lên tuyến trên cứu chữa. Năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1 ca tử vong của một cháu bé ở huyện Lạc Sơn do ngộ độc sắn, 1 ca ngộ độc lá ngón. Trong năm 2011 và 2010 cũng đã có những ca ngộ độc sắn, nấm.

 

Bác sỹ Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: Qua giám sát trường hợp cháu bé ngộ độc sắn ở huyện Lạc Sơn cho thấy, trong quá trình đi chăn trâu, cháu bé đã nướng sắn chưa chín ăn. Do không được cấp cứu kịp thời nên cháu đã tử vong. Ở tỉnh ta, đồng bào một số nơi sử dụng các loại thực phẩm sẵn có như: măng, nấm, sắn, thịt cóc… Đây là những loại thực phẩm hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong chế biến nhưng lại chứa nhiều độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc, dẫn đến tử vong. Những năm trước đây, khi chưa được tuyên truyền rộng rãi, mỗi năm có hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên. Tại huyện Đà Bắc đã từng có một vụ đến 3 người chết do ăn sắn, nấm độc. Vài năm gần đây, số vụ ngộ độc như trên đã giảm nhưng hàng năm vẫn còn xảy ra và gây chết người.

 

Có thể chia ra 6 loại thực vật có chứa chất độc gây ngộ độc: thực vật có alcaloid, glycosid, toxalbumin (protein thực vật độc), rotenon, acid hữu cơ độc, chất nhựa độc. Những thực vật có chứa alcaloid độc: lá ngón, ô đầu, cà độc dược, mã tiền, dây bách bộ, dây chè, cây mã tiền, củ khoai tây mọc mầm. Trong đó, lá ngón là loại cây có độc tính cao nhất ở Việt Nam, chỉ cần ăn 3 lá đã có thể chết. Chất độc trong lá ngón làm cắt dứt sự ức chế trung gian glycin ở tuỷ sống, huỷ bỏ ức chế các nơron tự động và tăng hoạt động cơ, xuất hiện co giật, nôn mửa, đi ngoài, đau bụng dữ dội, lác mắt. Ở liều cao gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê, mạch nhanh, sau đó chậm, huyết áp hạ, ngừng tim. Thực vật có chứa glycosid: cây trúc đào, thông thiên, dây càng cua, cây dừng dê, đai vàng, bông tai. Chất glycosid vào cơ thể tác dụng trực tiếp lên tim, gây tăng c­ường co cơ. Người ăn phải có các biểu hiện như buồn ngủ, thờ thẫn, giãn đồng tử, run cơ, nhồi máu, hôn mê. Các loại thực vật chứa chất glycosid sinh acid xyanhydric: sắn, măng, đậu mèo xám, đậu rựa. Tùy thuộc vào từng loại sắn, măng, liều gây độc là 20 mg HCN/người lớn, liều gây chết 1mg/kg thể trọng. Người ăn phải có triệu chứng: co giật từng cơn, co cứng, khó thở dữ dội, da niêm mạc đỏ hồng, đồng tử giãn, hôn mê. Bệnh nhân tử vong do ngừng hô hấp tr­ước khi ngừng tim vài phút. Thực vật có chứa protein độc: cây cọc rào (dầu mè), ba đậu, ngô đồng, thầu dầu. Ở tỉnh ta, số vụ ngộ độc tập trung vào ngộ độc lá ngón, măng, nấm, thịt cóc. Một số loại nấm gây ngộ độc: nấm tán trắng, nấm trắng hình nón, nấm mũ khía nâu xám, nấm ô tán trắng phiến xanh. Ngoài ra, một số thực phẩm khi bảo quản, chế biến hình thành chất độc: chất solanine có trong khoai tây màu xanh, khoai tây đã mọc mầm. Chất này gây rối loạn dạ dày và liên quan đến chức năng của đường hô hấp. Nấm mốc trên lạc cũng rất độc, người ăn phải sẽ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

 

Để phòng, chống ngộ độc những độc tố tự nhiên, theo bác sĩ Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, người dân không nên ăn những thực phẩm mà mình chưa biết chắc chắn, thực phẩm ôi thiu, thối rữa. Đối với ngũ cốc phải phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt lạc, gạo đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường. Đối với khoai tây, không nên ăn những củ đã mọc mầm, củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Đối với sắn, trước khi ăn lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Trong lúc luộc nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể. Đối với măng nên rửa kỹ, ngâm trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn mật cá; khi làm thịt cóc cần hết sức cẩn thận không để nhựa trên da cóc, mật cóc dính vào thịt. Khi có dấu hiệu bị ngộ độc phải tìm mọi cách gây nôn và đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu. Trong năm 2013, Chi cục VSATTP sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, trong đó có phòng, chống ngộ độc các độc tố tự nhiên để lực lượng này tuyên truyền đến nhân dân.

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục