Bếp ăn tập thể trường mầm non Tân Thịnh A thực hiện 5 nguyên tắc chế biến thực phẩm.
(HBĐT) - Vài năm lại đây, nhu cầu ăn bán trú của con em học sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình tăng cao. Cùng với đó, vấn đề đảm bảo sức khỏe, VSATTP được gia đình, nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Theo thống kê có hơn 30 trường mầm non, tiểu học tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường, đạt tỷ lệ 100%.
Đến trường mầm non Tân Thịnh A, thăm quan khu bếp ăn của nhà trường, điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được là một không gian thoáng mát, sạch sẽ, nơi chế biến, nấu nướng, tủ đựng bát, đĩa, dụng cụ chế biến, khu vực chia suất ăn cho trẻ được bày trí ngăn nắp, gọn gàng. Quy tắc xây dựng bếp ăn một chiều được nhà trường thực hiện ngay từ khi tổ chức cho trẻ ăn bán trí. Cô giáo Trịnh Thị Tươi – Phó hiệu trưởng giới thiệu: Có 3 cô phụ trách việc nấu ăn cho các cháu nhỏ tại đây. Hàng năm, nhà trường đều cử các cô tham dự các lớp tập huấn VSATTP do tỉnh, thành phố tổ chức, khám sức khỏe định kỳ và được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VSATTP. Trong điều kiện giá nguyên liệu thực phẩm tăng đáng kể, các trường đã tính toán cân đối để bữa ăn cảu trẻ tươm tất, đủ dưỡng chất.
Tại trường mầm non Tân Thịnh B, khu vực bếp ăn tập thể cũng đạt được mọi tiêu chí cần thiết, tuân thủ việc đảm bảo VSATTP từ quy trình chế biến thức ăn 1 chiều, dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng biệt, các cô chế biến mặc trang phục riêng, sử dụng mũ và găng tay dùng một lần, thùng rác có nắp đậy, có tủ lưu mẫu thức ăn và hợp đồng mua bán thực phẩm được ghi chép rõ ràng. Nhà trường lập riêng hệ thống sổ sách theo dõi nguồn nguyên liệu, có địa chỉ cơ sở cung cấp, hạn sử dụng của các sản phẩm, cột theo dõi chỉ tiêu cảm quan. Theo cô Nguyễn Thị Hương Giang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, thức ăn sau khi chế biến bao giờ cũng để lại một suất để lưu mẫu tại tủ lạnh trong thời gian 24h để phục vụ công tác kiểm nghiệm khi cần thiết. Nguồn nước được sử dụng để chế biến là nước sạch. Nhà trường còn dành riêng một khu trồng rau xanh để cung cấp một phần thực phẩm tại chỗ, luân chuyển món theo mùa nhằm đảo bảo dinh dưỡng cho học sinh, thay đổi khẩu vị để món ăn không nhàm chán.
Đáng mừng là trong thời gian qua, tại bếp ăn các trường học trên địa bàn thành phố không xảy ra ca ngộ độc thực phẩm tập thể. Chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các nhà trường được nâng cao. Đơn cử như tại trường tiểu học xã Hòa Bình, trẻ ăn bán trú có sức khỏe tốt đạt 97%; trường mầm non Tân Thịnh A, Tân Thịnh B, trẻ ăn bán trú có sức khỏe tốt đạt 98%. Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành VSATTP thành phố vừa tiến hành kiểm tra toàn diện việc đảm bảo ATTP ở bếp ăn tập thể các trường mầm non, tiểu học. 34/34 trường được kiểm tra đều đáp ứng đủ các tiêu chí VSATTP quan trọng. Theo ông Bùi Quốc Vượng, Trưởng phòng Y tế, Trưởng đoàn thanh, kiểm tra liên ngành thành phố, đoàn đã ghi nhận qua kiểm tra, các cơ sở giáo dục công lập, dân lập đã tuân thủ nguyên tắc công khai về thực đơn bữa ăn cho học sinh, thực phẩm có địa chỉ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để đảm bảo môi trường bếp ăn đạt chuẩn, hợp vệ sinh. Đặc biệt là quy trình chế biến thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, có ghi chép sổ sách chi tiết từ khâu lựa chọn, giao nhận đến sơ chế giúp kiểm soát ngộ độc thực phẩm, đem đến cho trẻ những bữa an bổ dưỡng, an toàn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ông Nguyễn Hải Đường, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tỉnh (PC SR-KST-CT) cho biết: Ở tỉnh ta hiện có 2 loại KST gây bệnh sốt rét là Plasmodium Falci, gây sốt hàng ngày và Plasmodium vivax, gây sốt cách nhật. Khi KST sốt rét vào cơ thể, hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ, gây ra những cơn rét, tiếp đến là sốt cao. Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, gày, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phụ nữ có thai dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Người mắc sốt rét không được điều trị sẽ chuyển thành sốt rét ác tính, tử vong và sẽ là nguồn lây sang người khác gây nên dịch sốt rét.
(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 ngày 12 – 13/4, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu do tự tử bằng uống thuốc diệt cỏ.
(HBĐT) - Vào đầu tháng 4, trên địa bàn 3 xã Yên Bồng, Khoan Dụ, Đồng Tâm của huyện Lạc Thủy xuất hiện ổ dịch LMLM ghép THT trên đàn làm 196 con mắc, trong đó chết 116 con (chủ yếu là lợn con).
(HBĐT) - Ngày 16/4, thực hiện Quyết định 62 ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đối với các đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Ban CHQS huyện Mai Châu đã tổ chức chi trả chế độ cho 159 đối tượng được hưởng, trong đó có 6 người đã mất.
(HBĐT) - Ngày 15/4, Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hòa Bình tổ chức Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt I năm 2013 (Chiến dịch SKSS/KHHGĐ đợt I) tại xã Trung Minh.
(HBĐT) - Ngày 15/4, tại Nhà văn hoá TP Hòa Bình, BCĐ vệ sinh ATTP tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP năm 2013. Tham gia lễ phát động có đồng chí Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế); lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, BCĐ vệ sinh ATTP các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp, đơn vị SX, KD trên địa bàn tỉnh.