Huyện Kim Bôi có 5/27 xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư. Ảnh: Từ vốn vay NHCSXH huyện cùng sự giúp đỡ của người thân, gia đình chị Bùi Thị Mợi, thôn Sào, xã Hạ Bì xây mới nhà ở đạt chuẩn trị giá trên 100 triệu đồng.

Huyện Kim Bôi có 5/27 xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư. Ảnh: Từ vốn vay NHCSXH huyện cùng sự giúp đỡ của người thân, gia đình chị Bùi Thị Mợi, thôn Sào, xã Hạ Bì xây mới nhà ở đạt chuẩn trị giá trên 100 triệu đồng.

(HBĐT) - Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm khang trang, đổi mới, do đó đang được triển khai thực hiện quyết liệt trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương, để đạt được tiêu chí này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân cần có sự điều chỉnh về các mức chuẩn trong tiêu chí này sao cho phù hợp hơn với những khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Huyện Kỳ Sơn có tổng số 7.100 nhà ở dân cư, trong đó, 6.790 hộ có nhà được xây dựng kiên cố, chiếm 96,95%, 214 nhà dột nát, nhà tạm. Đến hết năm 2013, toàn huyện mới có 3 xã đạt tiêu chí này là Hợp Thành, Dân Hoà và Độc Lập. Hợp Thịnh là xã điểm NTM của tỉnh. Đến nay, xã đã hoàn thành 13 tiêu chí về xây dựng NTM. So với những mục tiêu đề ra,  Hợp Thịnh đang hoàn thành xây dựng NTM theo đúng lộ trình phấn đấu về đích vào năm 2015. Đồng chí Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã, Trưởng BQL xây dựng NTM xã cho biết: Do sinh sống ổn định từ hàng chục năm, đời sống kinh tế khá nên nhân dân trên địa bàn đều chú trọng đầu tư xây dựng nhà kiên cố, theo quy hoạch nông thôn. Theo đó, nhà ở có đủ 3 loại hình công trình gồm: nhà ở, nhà bếp và công trình phụ. Hưởng ứng phong trào toàn dân chung tay xây dựng NTM, trong thực hiện tiêu chí về nhà ở dân cư, ban chỉ đạo xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân tự chỉnh trang nhà cửa, làm đẹp nơi ở, xây dựng các công trình phụ trợ. Năm 2013, toàn xã đã cải tạo xây mới 180 nhà ở, 14.871 m2 cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan xanh, sạch, đẹp với giá trị quy thành tiền trên 29 tỉ đồng. Qua đánh giá đến nay đã có 816/968 nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đạt tiêu chí NTM chiếm 83,4%. Tính đến thời điểm hiện tại, xã chỉ còn một số ít nhà ở của hộ nghèo, neo đơn cần sửa sang, nâng cấp. Xã đặt kế hoạch năm nay hoàn thành tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư.

 

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 162.119 nhà ở dân cư nông thôn trong đó có 58.947 hộ có nhà được xây dựng kiên cố chiếm 36,36%; 88.205 nhà bán kiên cố, nhà chiếm 54,46%; 14.967  nhà tạm và dột nát nhà chiếm 9%. Theo BCĐ 800 tỉnh, trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã xoá được 5.332 nhà tạm, dột nát; xây mới và nâng cấp được 6.417 nhà đạt chuẩn với tổng kinh phí thực hiện trên 1.000 tỉ đồng giảm được 4,7% số nhà tạm dột nát ở nông thôn so với năm 2010. Qua đánh giá đến nay đã có 56/191 xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, tăng 39 xã so với năm 2010. Đây không chỉ là bước đệm, tạo cơ sở, tiền đề để người dân chung sức, đồng lòng thực hiện nhiều chương trình mục tiêu khác mà quan trọng hơn, thành công này còn là một sự cách tân từ tư duy đến hành động, đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm để hình thành nên bộ mặt NTM. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương lúng túng trong quy hoạch khu dân cư do thực trạng xây dựng nhà ở tự phát, người dân tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà xây dựng theo quy mô, kết cấu khác nhau, không có quy hoạch nhiều năm. Cùng với đó là điều kiện sống của người dân nông thôn, nhất là vùng cao, sâu còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản phẩm hàng hóa ít, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặc dù đã nhận được sự đầu tư từ các chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhưng do tình trạng dân cư phân bố rải rác, không đồng đều nên việc xây dựng nhà ở tại nhiều địa phương thiếu quy hoạch cụ thể, không có thiết kế mẫu, không có hệ thống thoát nước bảo đảm quy định nên việc hoàn thành tiêu chí này theo đúng đề án xem ra là rất khó.

 

Đồng chí Lê Văn Thạch, Phó Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho biết: Nhà ở là tiêu chí rất quan trọng, có ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Do vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm, việc vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề, có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập là giải pháp mang tính chủ động, tích cực và hữu hiệu, giúp người dân thoát nghèo bền vững, từng bước tích lũy xây dựng nhà ở ổn định, đạt chuẩn. Có như vậy, các địa phương mới thực hiện tốt tiêu chí về nhà ở dân cư và sớm hoàn thành lộ trình xã đạt chuẩn NTM.

 

 

Tiêu chí nhà ở dân cư có quy định 2 nội dung: không còn nhà tạm, dột nát và 80% nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Theo đó, nhà đạt tiêu chí NTM phải bảo đảm các điều kiện như: diện tích nhà ở bình quân 14 m2/người; kết cấu nhà phải bảo đảm 3 cứng gồm cứng mái, cứng khung, cứng nền và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên. Ngoài ra phải có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông đi lại. Kiến trúc mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng, miền.

 

 

  

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục