Huyện Cao Phong triển khai tiêm phòng tụ huyết trùng, LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn.

Huyện Cao Phong triển khai tiêm phòng tụ huyết trùng, LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn.

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu nóng ẩm, trên đàn gia súc, gia cầm khó tránh khỏi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian tới. Để chủ động phòng – chống, các ngành chức năng đã tăng cường triển khai các biện pháp, đặc biệt là tập trung kiểm tra, giám sát tình hình các loại dịch nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh tại địa bàn cơ sở nhằm đề phòng, phát hiện kịp thời xử lý dịch bệnh bùng phát, lây lan.

 

Theo báo cáo từ hệ thống thú y cơ sở ở những tháng đầu năm, tại các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện chó phát dại cắn người và gia súc. Trong khi đó, phương thức chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, ý thức và nhận thức của người dân về công tác phòng – chống dịch bệnh còn hạn chế là vấn đề đặt ra và trở ngại dẫn đến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và bệnh dại có thể xảy ra bất cứ khi nào. Tính đến thời điểm này, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh có trên 163.000 con trâu, bò, 335.315 con lợn, khoảng 4 triệu con gia cầm và trên 29.300 con dê. Trạm thú y các huyện, thành phố đã đôn đốc kiểm tra tình hình dịch bệnh tại địa bàn, kịp thời báo cáo về Chi cục Thú y để có biện pháp chỉ đạo, không để dịch bệnh bùng phát và lây lan rộng.

 

Ngay từ đầu vụ hè - thu, các huyện, thành phố đã triển khai đợt Tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng để phòng dịch bệnh với quy mô rộng khắp, tiếp đó đồng loạt tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Tính đến cuối tháng 4, toàn tỉnh đã tiêm trên 65.000 liều vắc - xin tụ huyết trùng, tiên mao trùng, gần 6.700 liều vắc xin phòng lở mồm long móng trâu bò, gần 400 liều đậu, LMLM cho dê, tiêm định kỳ 27.400 liều vắc -xin tả, phó thương hàn, lepto cho đàn lợn và gần 76.000 liều vắc - xin phòng dại trên đàn chó. Đối với đàn gia cầm đã triển khai tiêm, nhỏ định kỳ gần 352.000 liều 1.500 liều vắc xin tụ huyết trùng, Newcastle, 180.000 liều phòng bệnh cúm. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y được đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã kiểm soát giết mổ đối với 4.300 con trâu, bò, trên 15.600 con lợn và 28.000 con gia cầm.

 

Cùng thời gian này, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo trạm thú y các huyện, thành phố lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên địa bàn, xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý thực hiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm tại thành phố Hòa Bình triệt để đưa vào cơ sở giết mổ tập trung. Chi cục đang chỉ đạo tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin đối với 11 huyện, thành phố, đặc biệt là tiêm vắc xin cúm gia cầm quy mô toàn tỉnh và tiêm phòng dại bổ sung đối với các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó đạt kết quả thấp.

 

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, phó Chi cục Thú y, một nội dung khác đang được các huyện, thành phố tích cực thực hiện nhằm chủ động phòng - chống dịch bệnh là kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, duy trì hoạt động kiểm soát tại lò giết mổ tập trung Ngọc Hà và các chợ đầu mối đi đôi với biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào địa bàn thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm soát của các chốt kiểm dịch động vật.

 

Đến nay, tại các địa phương trong tỉnh cơ bản yên tâm, không xuất hiện dịch cúm gia cầm, dịch LMLM. Các loại dịch bệnh khác như tụ huyết trùng, tiên mao trùng trâu bò, dịch tả, phó thương hàn ở lợn, viêm thanh khí quản ở gia cầm tuy có xảy ra lẻ tẻ ở một vài nơi nhưng đã được khống chế, kịp thời ngăn chặn.

                                                                                     

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục