Niềm vui của chị Lý Thị Điền, xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) bên công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Niềm vui của chị Lý Thị Điền, xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) bên công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn.

(HBĐT) - Tân Lạc là một trong những địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn chương trình tín dụng NS&VSMTNT. Từ khi triển khai chương trình tín dụng này, NHCSXH huyện Tân Lạc đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng ngàn hộ dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, xa, cao trên địa bàn, nhờ đó, bộ mặt của các làng quê ở đây ngày càng đổi mới.

 

Lỗ Sơn là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, những năm trước, người dân ở đây chủ yếu dùng nước tự chảy từ trong khe đồi, phải đi xa mới lấy được nước về dùng. Từ năm 2007 đến nay, cơ bản các hộ dân đã có đủ nước để dùng bởi họ được NHCSXH huyện Tân Lạc cho vay vốn tín dụng ưu đãi để lắp đặt đường ống dẫn nước về đến tận hộ gia đình và xây dựng các công trình vệ sinh. Với mức vay trung bình 4 triệu đồng/hộ/chương trình nhưng cùng một lúc một hộ có thể được vay vốn 2 chương trình để xây dựng 2 công trình cấp nước và nhà vệ sinh. Ưu điểm nổi bật của chương trình tín dụng ưu đãi này là đối tượng cho vay không bó hẹp trong diện hộ nghèo, cận nghèo hay gia đình chính sách mà tất cả người dân nông thôn có nhu cầu về xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đều tiếp cận được nguồn vốn. Vì vậy ngày càng có nhiều người dân nông thôn được hưởng lợi từ chương trình.

 

Đồng chí Bùi Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Hiện xã thực hiện 7 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ 9.350 triệu đồng, trong đó, dư nợ chương trình NS&VSMT đạt 1.352 triệu đồng với 248 hộ còn dư nợ. Từ vốn vay này, các hộ đã xây dựng được 368 công trình NS&VSMT gồm 207 công trình nước sạch và 161 công trình vệ sinh. Nhờ đó có 90% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Loan, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: So với các chương trình tín dụng khác, chương trình tín dụng ưu đãi về NS&VSMTNT tại Tân Lạc đạt được những kết quả rất khả quan về doanh số cho vay, khả năng thu hồi vốn, hiệu quả thiết thực mà chương trình tín dụng này mang lại. Đến hết tháng 4, dư nợ của chương trình NS&VSMT trên địa bàn huyện đạt 12.040 triệu đồng với 1.955 hộ vay góp phần xây dựng được 2.940 công trình trong đó có 1.713 công trình nước sạch và 1.227 công trình vệ sinh đạt chuẩn. Điểm nổi bật ở huyện Tân Lạc ở chương trình tín dụng này là không có nợ quá hạn. Hầu hết các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả vốn và lãi suất đúng kỳ hạn cho Nhà nước.

 

 

     

                                  Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Huyện Cao Phong triển khai tiêm phòng tụ huyết trùng, LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn.
Cán bộ BHXH huyện Lương Sơn giải đáp thông tin về BHXH, BHYT cho người dân trên địa bàn
Huyện Kim Bôi có 5/27 xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư. Ảnh: Từ vốn vay NHCSXH huyện cùng sự giúp đỡ của người thân, gia đình chị Bùi Thị Mợi, thôn Sào, xã Hạ Bì xây mới nhà ở đạt chuẩn trị giá trên 100 triệu đồng.
Không có hình ảnh

 Tắm đập, 3 trẻ chết đuối thương tâm

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an xã An Bình (Lạc Thủy), vào khoảng 17h 40 phút ngày 22/5, nhân dân xóm Ninh Ngoại, xã An Bình đã vớt được thi thể 3 cháu bé tại đập Mống. Đó là các cháu: Bùi Văn Hoàn, sinh năm 2003, học sinh lớp 5; Bùi Văn Hậu, sinh năm 2007, học sinh lớp 1; Bùi Trà My, sinh năm 2004, học sinh lớp 4. Đáng chú ý, cháu Hoàn và cháu Hậu là 2 anh em ruột, con của anh Bùi Văn Hội, chị Nguyễn Thị Hiền, xóm Ninh Ngoại. Cháu My là con của chị Bùi Thị Tám cùng xóm và là họ hàng gần với gia đình anh Hội.

Xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

(HBĐT) - Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2014 (15/5 - 30/6), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) trẻ em trong thời gian qua và những định hướng hoạt động nhằm xã hội hóa công tác BVCSGD trẻ em trong thời gian tới.

Đà Bắc quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 13.448, trẻ trong độ tuổi dưới 16, trong đó 8.000 trẻ gia đình nghèo (chiếm 59%), 1.200 trẻ sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (chiếm 8,9%) và 67 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc hoá học... Đồng chí Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn, chính vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng được các cấp chính quyền quan tâm và nhận được sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội.

Trích ý kiến thảo luận tại Hội trường của đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh

(HBĐT) - Sáng 22/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã phát biểu tại phiên thảo luận nội dung chính như sau:

Sơ kết điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

(HBĐT) - Chiều 22/5, BCĐ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Kiểm tra việc quản lý thuốc thú y, sử dụng vắc xin và chế phẩm sinh học

(HBĐT) - Từ ngày 20 – 22/5, Chi cục Thú y đã thành lập đoàn thanh, kiểm tra về công tác quản lý thuốc thú y, sử dụng vắc xin và các chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất trong phòng – chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại địa bàn 2 huyện Mai Châu, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục