Cán bộ Dân số xã Tiến Sơn tư vấn thực hiện các biện pháp KHHGĐ cho phụ nữ độ tuổi sinh sản.
(HBĐT) - Tính từ tháng 11/2013 - 4/2014, số con thứ 3 trên địa bàn huyện Lương Sơn có 70 trẻ. Tình trạng này tiếp tục gia tăng bởi theo tính toán đến hết tháng 10 của năm nay, tổng số sinh con thứ 3 sẽ là 117 trẻ. Trước đó, thời điểm từ tháng 11/2012-10/2013, số trường hợp sinh con thứ 3 của huyện có 176 trẻ (cao nhất tỉnh). Diễn biến nổi cộm về tình trạng sinh nhiều con, sinh con thứ 3 kéo theo một loạt hệ lụy rất đáng lo ngại đối với công tác DS - KHHGĐ đối với huyện như mất cân bằng giới tính khi sinh, gia tăng dân số tự nhiên, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng dân số
Có một thực tế là việc thực thi chính sách pháp luật, nói cách khác là biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm chính sách dân số, sinh con thứ 3+ ở nhiều địa phương không riêng huyện Lương Sơn còn thiếu kiên quyết. Một số cấp ủy, chính quyền chưa quán triệt đầy đủ và chưa thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về DS - KHHGĐ. Trong khi đó, quan niệm, tư tưởng của không ít gia đình còn cho rằng phải có đủ nếp, tẻ, giàu con, giàu của, nhất là hiện nay, điều kiện KT-XH phát triển, không thiếu trường hợp cả ở khu vực thành thị và nông thôn đều mong muốn có đông con, đông cháu, thậm chí, đảng viên, giáo viên, cán bộ công chức cấp huyện, xã, thị trấn cũng sinh con thứ 3. Tuy nhiên, hình thức xử lý mới dừng lại ở phạt thóc, tiền, nếu là cán bộ công chức thì không xét nâng lương, không xét thi đua khen thưởng. Điều này gây tác động tiêu cực đến việc vận động thực hiện chính sách DS - KHHGĐ trong nhân dân.
Qua kết quả tổng hợp thống kê, tình trạng sinh con thứ 3 tiếp tục gia tăng ở khắp 20/20 xã,, thị trấn, nổi cộm nhất là các xã Hòa Sơn (12 trẻ), thị trấn Lương Sơn (10 trẻ), xã Tân Thành (9 trẻ), các xã Cư Yên, Tiến Sơn, Long Sơn (8 trẻ). Theo đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS - KHHGD huyện, nguyên nhân chính của tình trạng này do nhu cầu tự nhiên bởi các gia đình khi có điều kiện kinh tế lại mong có nhiều con hơn. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn yếu kém, cộng thêm tư tưởng muốn có con trai. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng Trung tâm DS - KHHGĐ huyện khẳng định trong số những cặp vợ chồng sinh con thứ 3 gần đây có cả những trường hợp là đảng viên, giáo viên.
Nhằm ngăn chặn khuynh hướng sinh con nhiều, sinh con thứ 3, khống chế gia tăng dân số, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện đang tăng cường triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm chuyển biến nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ trong nhân dân, vận động chấp nhận và thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con theo tinh thần của Pháp lệnh Dân số, chú ý vận động những gia đình đã có 2 con để họ không sinh con thứ 3. Đồng thời, mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, SKSS và KHHGĐ trong, ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên, vận động thuyết phục người cao tuổi nhắc nhở con cháu thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.
UBND huyện cũng đang tích cực thực hiện Chỉ thị số 13 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác DS - KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Việc triển khai đồng loạt ở các xã trên cơ sở rà soát ký cam kết không sinh con thứ 3+. Hàng năm, những trường hợp cố tình không ký được khoanh vùng đối tượng có nguy cơ cao để nắm bắt, vận động. Đến thời điểm này, ở 20 xã, thị trấn đã có trên 80% số cặp vợ chồng ký cam kết. UBND huyện đã triển khai xây dựng kế hoạch, căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, kế hoạch của Trung tâm để tổ chức hội nghị đến các thành viên BCĐ, các ngành, trưởng ban, phó ban, cán bộ dân số xã, thị trấn và các trạm y tế, yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể xã, xóm. Cùng thời gian này, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện đã tổ chức tuyên truyền về công tác DS - KHHGĐ lồng ghép với truyền thông mất cân bằng bằng giới tính khi sinh, tam máu bẩm sinh.
Bên cạnh đó, tập trung quán triệt sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị công tác và toàn thể nhân dân; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách, không đề cử, đề bạt, xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo; tăng cường lãnh chỉ đạo của cấp chính quyền đối với công tác DS - KHHGĐ, đưa các chỉ tiêu về DS - KHHGĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để chỉ đạo, điều hành và thường xuyên nắm bắt tình hình dân số ở cơ sở. Nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục về chính sách DS - KHHGĐ và các văn bản pháp luật liên quan, nội dung chú trọng vấn đề sinh con thứ ba trở lên và lựa chọn giới tính thai nhi. Triển khai cung cấp các dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ một các thuận tiện, đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đối tượng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm khang trang, đổi mới, do đó đang được triển khai thực hiện quyết liệt trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương, để đạt được tiêu chí này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân cần có sự điều chỉnh về các mức chuẩn trong tiêu chí này sao cho phù hợp hơn với những khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 36, ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, các em được nhận hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh, thời gian hưởng trong 9 tháng/năm học.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an xã An Bình (Lạc Thủy), vào khoảng 17h 40 phút ngày 22/5, nhân dân xóm Ninh Ngoại, xã An Bình đã vớt được thi thể 3 cháu bé tại đập Mống. Đó là các cháu: Bùi Văn Hoàn, sinh năm 2003, học sinh lớp 5; Bùi Văn Hậu, sinh năm 2007, học sinh lớp 1; Bùi Trà My, sinh năm 2004, học sinh lớp 4. Đáng chú ý, cháu Hoàn và cháu Hậu là 2 anh em ruột, con của anh Bùi Văn Hội, chị Nguyễn Thị Hiền, xóm Ninh Ngoại. Cháu My là con của chị Bùi Thị Tám cùng xóm và là họ hàng gần với gia đình anh Hội.
(HBĐT) - Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2014 (15/5 - 30/6), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) trẻ em trong thời gian qua và những định hướng hoạt động nhằm xã hội hóa công tác BVCSGD trẻ em trong thời gian tới.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 13.448, trẻ trong độ tuổi dưới 16, trong đó 8.000 trẻ gia đình nghèo (chiếm 59%), 1.200 trẻ sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (chiếm 8,9%) và 67 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc hoá học... Đồng chí Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn, chính vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng được các cấp chính quyền quan tâm và nhận được sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội.
(HBĐT) - Sáng 22/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã phát biểu tại phiên thảo luận nội dung chính như sau: