Cô và trò trường mầm non Hoa Anh Đào (khu 3, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc) trong giờ học trực quan.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở huyện Tân Lạc đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội. Nhiều hoạt động thiết thực, trợ giúp trẻ em như khám sàng lọc khuyết tật, thăm hỏi và trao quà nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết, trung thu, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó cùng nhiều hình thức tuyên truyền về phòng - chống bạo lực, xâm hại trẻ em, nâng cao nhận thức và quyền trẻ em được đẩy mạnh. Nhờ đó, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em của huyện đã đạt được nhiều kết quả, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp, nhóm trẻ em dễ bị tổn thương thường xuyên được quan tâm, chia sẻ và trợ giúp - Đồng chí Bùi Thị Hiếu, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết.
Hiện nay, tổng số trẻ em từ 0 - 16 tuổi trong toàn huyện có 23.630 trẻ, trong đó, trẻ dưới 6 tuổi 9.021 trẻ, trẻ em phải sống trong gia đình thuộc hộ nghèo 5.766, chiếm tỷ lệ 24%. Hàng năm, để nâng cao nhận thức cùng như trách nhiệm của gia đình, xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, huyện đã tổ chức tháng hành động vì trẻ em cấp huyện và chỉ đạo các xã, thị trấn cùng hưởng ứng tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, huyện đã kêu gọi sự ủng hộ, quyên góp của cá nhân, tổ chức xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em. Trước đó, phòng LĐ-TB & XH đã tham mưu cho Ban chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện xây dựng kế hoạch, thư kêu gọi ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em và gửi về các cơ quan, đơn vị, KDC. Hiện nay, tổng số dư của quỹ trên 222 triệu đồng.
Từ nguồn quỹ đó, trong những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động hiệu quả được diễn ra góp phần hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hoà nhập, vơi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống. Trong dịp Tết Nguyên đán và tháng hành động vì trẻ em năm 2014, Ban Chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 115 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi suất quà 300.000 đồng. Trích quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ kinh phí cho 2 trẻ em đi phẫu thuật tim và mắt miễn phí tại Hà Nội. Đối với cấp xã, việc thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục.
Hàng năm, phòng đã phối hợp với Đài TT-TH huyện, trung tâm VH-TT huyện tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; nội dung Quyết định số 267 ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, của toàn xã hội và từng thành viên trong gia đình thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đến nay, 100% số xã, thị trấn đạt xã, phường phù hợp với trẻ em, toàn huyện có 239 xóm, bản tổ dân phố có CTV làm công tác trẻ em. Trên địa bàn huyện không còn trẻ em nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân chất độc da cam, bị buôn bán, bắt cóc, bị ngược đãi, bạo hành, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, không có trẻ em vi phạm pháp luật.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn gặp phải một vài khó khăn nhất định, nhất là về điểm vui chơi tập trung cho trẻ. Toàn huyện hiện không có điểm vui chơi nào dành riêng cho trẻ, cùng với đó là số trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn còn, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em...
H.N
(HBĐT) - Ngày 12/1, tổ chức ChildFund tại Việt Nam đã đến thăm và trao tặng gần 2.300 áo nỉ ấm cho trẻ em 2 xã Kim Truy, Hợp Đồng (Kim Bôi). Đối tượng được nhận áo là tất cả trẻ em trong độ tuổi 0 – dưới 17 tại 2 xã nơi ChildFund Việt Nam triển khai các dự án phát triển cộng đồng. Tổng giá trị quà gần 200 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Y tế, đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 63,8% xã có bác sĩ và 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. 100% xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 22,86% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II (2011-2020).
(HBĐT) - Năm 2014, chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn đã đạt được những kết quả đáng mừng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thông qua chiến dịch, đã nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nhất là cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trong thực hiện CSSKSS, áp dụng các biện pháp KHHGĐ, tích cực góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng và ổn định quy mô dân số, phát triển kinh tế địa phương - Đồng chí Bùi Thị Vân, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ cho biết.
(HBĐT) - Năm 2014, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chế độ thường trực cấp cứu 24/24h. Chế độ giao ban chuyển tuyến một lần/tháng giữa bệnh viện tuyến tỉnh với bệnh viện tuyến huyện, thành phố được duy trì. Qua đó kịp thời thông tin và phản hồi thông tin để rút kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị. Trong năm, các cơ sở đã khám bệnh cho 868.000 lượt người, điều trị nội trú cho 123.409 lượt người, điều trị ngoại trú cho 19.726 lượt người. Số ngày điều trị nội trú 714.024 ngày, công suất sử dụng giường bệnh 107%.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 92 chợ, hầu hết là chợ hạng 3 có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất của nhiều chợ còn hạn chế, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nhiều chợ còn tình trạng họp lấn đường, vỉa hè, vi phạm an toàn giao thông .... Mặt khác, hàng hóa ở hầu hết các chợ được bày bán thiếu quy củ, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với những thức ăn chín, đồ ăn đã qua chế biến không che đậy hoặc không được bày bán trong tủ kính... không đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn cho người sử dụng.
(HBĐT) - Năm 2014, TP Hoà Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; huy động các nguồn lực để thăm hỏi, tặng quà cho người có công và các gia đình chính sách.