(HBĐT) - Hiện nay toàn tỉnh có 1.503 người khiếm thị (chiếm khoảng 1,8% dân số). Đa số người khiếm thị không tự chủ được trong sinh hoạt, còn phụ thuộc vào gia đình, cộng đồng. Một số ít làm các nghề như sản xuất tăm tre, xoa bóp bấm huyệt, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất- kinh doanh nhỏ lẻ tại gia đình. Tỷ lệ người khiếm thị thuộc diện gia đình khó khăn và hộ nghèo còn chiếm tới trên 50% tổng số người khiếm thị.

 

Thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TƯ của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa VI về việc chăm sóc, giúp đỡ người mù, tháng 4/2012 Hội người mù tỉnh đã được thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Đến nay đã có 2 huyện là Lương Sơn và Lạc Sơn thành lập được Hội Người mù với tổng số hội viên là 583 hội viên (chiếm 39% số người khiếm thị toàn tỉnh). 

 

Thực hiện công tác chăm lo, giúp đỡ người mù, thời gian qua, các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực. Tiêu biểu như huyện Lạc Sơn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà 247 lượt cho 86 người mù trong huyện với tổng trị giá 75 triệu đồng; tạo điều kiện cấp đất, xây nhà công vụ và dạy chữ Braille và dạy nghề cho hội viên. Huyện Lương Sơn đã giúp đỡ, thăm hỏi, tặng quà hội viên khi ốm đau, khó khăn với tổng trị giá 35 triệu đồng; mở 3 lớp dạy chữ nổi cho hơn trên 30 hội viên; tạo điều kiện cho hội viên làm nghề tẩm quất, đóng tăm….Huyện Kim Bôi đã lập hồ sơ và chi trả trợ cấp cho 75/91 người khiếm thị. Huyện Mai Châu hoàn thiện hồ sơ và chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 43 người mù với tổng số tiền 142 triệu/năm. Huyện Đà Bắc đã hỗ trợ tặng quà cho người mù với tổng trị giá trên 90 triệu đồng.

 

Về các cơ quan, ngành, đoàn thể thì tiêu biểu hơn cả là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh với việc ủng hộ Hội người mù 73 triệu đồng. Hội Nông dân tỉnh vận động cán bộ, hội viên ủng hộ, đóng góp ngày công sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ cây con giống, ưu tiên các gia đình hội viên có người khiếm thị.

 

Nhìn chung, các cấp các ngành đã tích cực hỗ trợ, động viên người khiếm thị thực hiện cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng hòa nhập cộng đồng”.

 

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, công tác chăm sóc người khiếm thị đang tồn tại một số khó khăn, hạn chế như chưa có cơ chế, chính sách riêng đối với người khiếm thị; người khiếm thị chưa được hỗ trợ kịp thời nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm của người mù chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường nên thu nhập người mù còn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra, công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở còn yếu; hoạt động của Hội còn lúng túng, hiệu quả chưa cao…

 

Trước những thực tế đó, đồng chí Nguyễn Duy Phấn - Chủ tịch Hội người mù tỉnh khẳng định: Các cấp hội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng”. Đồng thời, Hội người mù sẽ kiến nghị, tham mưu chính quyền các cấp ban hành những chính sách chăm lo thiết thực, phù hợp để người mù được tiếp cận các chương trình, dự án nâng cao năng lực, được đào tạo; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống.

 

 

 

                                                                             Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục