Khu vực gửi xe của Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trong tình trạng quá tải và lộn xộn vì không được trông giữ nghiêm ngặt.

Khu vực gửi xe của Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trong tình trạng quá tải và lộn xộn vì không được trông giữ nghiêm ngặt.

(HBĐT) - Tháng 7/2011, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về không thực hiện thu phí gửi xe tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh. Quyết định này hoàn toàn sát thực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể là giảm chi phí gửi xe cho những người có thu nhập thấp, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo, vì vậy đã nhận được sự đồng tình cao từ phía người dân. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện đã bộc lộ những bất cập khiến ngành y tế tỉnh phải lên tiếng xin được xem xét cho thu phí lại.

 

Mỗi năm có hàng chục lần đến khám - chữa bệnh hoặc thăm hỏi đồng nghiệp, người thân nằm viện, tôi có dịp để khảo nghiệm cung cách phục vụ của những người mặc áo xanh dương, đeo thẻ (nhân viên bảo vệ, trông giữ phương tiện) ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tháng 7/2011 trở về trước, mỗi khi đến cổng bệnh viện, người sử dụng phương tiện giao thông phải dừng xe đúng chỗ để nhân viên trông giữ xe ghi vé, đánh dấu mũ bảo hiểm và  sắp xếp chỗ để xe đảm bảo ngăn nắp, trật tự nhưng khoảng thời gian sau này mọi việc không được thực hiện tuần tự như vậy. Đội hình làm nhiệm vụ trông giữ xe có vẻ đông đúc và chuyên nghiệp hơn, nhưng việc thực thi nhiệm vụ lại có phần lơi lỏng. Mang phương tiện giao thông vào bệnh viện, nếu có nhu cầu khách có thể dừng lại ghi vé xe và nhận sự chỉ dẫn nơi đỗ xe, nếu không chỉ cần gật đầu, mỉm cười hoặc phóng xe qua cổng viện mà không bị nhắc nhở. Chỗ để xe cũng không còn tập trung như trước mà đã được phân bố rải rác khắp các khu nhà tạo cảm giác chật chội và mất mỹ quan. Đồng chí Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Đó là thực trạng! Lâu nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã phải gánh thêm sự “quá tải” về sức chứa các phương tiện giao thông, đặc biệt là vào ban đêm. 2/3 bãi đỗ xe được dành làm điểm đỗ cho ô tô, như vậy, đương nhiên xe máy phải lách đến những chỗ nào đỗ được. Có việc này là bởi đông đảo người dân ở TP Hòa Bình nắm bắt được chính sách không thu phí gửi xe ở bệnh viện công lập trên địa bàn nên mang phương tiện của gia đình đến gửi hàng ngày. Bãi đỗ xe chật trội, không chỉ mất mỹ quan mà còn gây khó khăn cho việc kiểm soát tình hình ANTT. Từ khi có quyết định không thu phí trông giữ phương tiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã phải dành kinh phí thuê thêm đội ngũ bảo vệ để đảm bảo ANTT trong bệnh viện nhưng vẫn không thể kiểm soát một cách triệt để. Thực tế, từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã xảy ra 1 vụ mất xe máy, 4 vụ mất mũ bảo hiểm; 1 vụ mất IC của xe máy. Bệnh viện đã phải nhờ sự hỗ trợ của Công an phường Đồng Tiến để giải quyết vụ việc. Được biết, tình trạng này không chỉ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh mà còn ở nhiều cơ sở y tế công lập khác trong tỉnh  hơn 4 năm qua.  

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế bày tỏ: Từ khi thực hiện không thu phí trông giữ xe, cái được là sự ủng hộ, phấn khởi của người dân. Thế nhưng những vướng mắc và hệ lụy của nó lại dội về các cơ sở y tế công lập của tỉnh. Ngoài vấn đề mất ANTT vì quá tải chỗ gửi xe ở bệnh viện còn tồn tại một vấn đề khác là, trước đây khi còn thu phí trông giữ phương tiện, các bệnh viện, cơ sở y tế, ngoài việc chi trả cho nhân công còn dành kinh phí để cải tạo, nâng cấp khu nhà để xe, khoa khám bệnh... nhưng nay đã không có nguồn thu, ngoài ra còn phải căn cơ để  trả thêm tiền thuê bảo vệ.  

Theo báo cáo của Sở Tài chính: Để thực hiện việc không thu phí trông giữ xe tại các bệnh viện, cơ sở y tế công lập mỗi năm tỉnh phải chi từ ngân sách địa phương trên 1, 2 tỷ đồng chi trả lương cho 45 nhân viên (hợp đồng 68) làm nhiệm vụ trông giữ xe tại các bệnh viện, trong đó, riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh 12 người. Nhìn vào con số này, so sánh tình hình thực tế, nhiều ý kiến ngoài ngành y tế cũng cho rằng, hiệu quả thấp và tiền ngân sách đang bị lãng phí.   

Quay lại với luồng ý kiến từ phía ngành y tế, đồng chí Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh khảng khái: Tỉnh ta còn nghèo, việc có chủ trương, chính sách hỗ trợ người nghèo, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đều rất cần thiết và nên làm.  Nhưng nên chăng, các cấp, ngành hữu quan hãy cùng rà soát lại người nghèo thiếu gì, cần gì từ đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho họ một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Còn với chính sách “Không thu phí trông giữ xe tại các bệnh viện công lập trên địa bàn” cho đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, các cơ sở y tế chúng tôi đều có chung một nguyện vọng: Xin đừng biến bệnh viện thành bãi đỗ xe công cộng!  

                                                                  Thúy Hằng

 

Các tin khác

Các tình nguyện viên thực hiện hiến máu.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh khảo sát thực tế tại xưởng sản xuất của Công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2015

(HBĐT) - Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Hiến máu tình nguyện huyện Lạc Sơn tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2015.

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2196 về Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh giai đoạn I (2015 - 2020).

Giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật

(HBĐT) - Bộ NN &PTNT ban hành Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi. Theo đó, chương trình giám sát phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Ký biên bản thỏa thuận về việc phát triển vùng tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 4/11, UBND tỉnh và Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) đã ký biên bản thỏa thuận về việc thực hiện phát triển vùng tại huyện Yên Thủy. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; bà Trần Thu Hiền, Trưởng đại diện tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo và chuyên viên các sở: Ngoại vụ, KH&ĐT, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Yên Thủy. Tổng vốn tài trợ giai đoạn 2 của dự án hơn 1,5 triệu USD, được thực hiện trong vòng 3 năm từ tháng 10/2015-9/2018, triển khai trên địa bàn 4 xã của Yên Thủy gồm: Lạc Sỹ, Lạc Lương, Lạc Hưng và Hữu Lợi tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, dinh dưỡng, bảo vệ trẻ em, xây dựng năng lực, bảo trợ trẻ em và phát triển sinh kế.

Hướng tới giảm nghèo bền vững cho các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế thông qua các mô hình phát triển sản xuất, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân vùng được hưởng lợi... Thông qua những hoạt động đó, Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II (DAGN II) đã được triển khai hiệu quả trên địa bàn huyện Mai Châu, tạo thêm nhiều cơ hội giảm nghèo bền vững cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được hưởng lợi từ dự án.

Hút thuốc lá và các bệnh về tim mạch

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Nội - Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vào những ngày mùa thu nhưng vẫn nắng nóng. Các phòng lưu bệnh nhân có khá đông bệnh nhân. Tiếp xúc với một số bệnh nhân bị bệnh tim đang nằm điều trị tại khoa, chúng tôi được biết phần lớn họ đều có tiền sử hút thuốc lá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục