Đã qua vụ thu hoạch nhưng ông Trần Xuân Nguyên  vẫn giữ nguyên vườn mía trên thửa đất mà xã Nam Phong  (Cao Phong) đã ra quyết định thu hồi.

Đã qua vụ thu hoạch nhưng ông Trần Xuân Nguyên vẫn giữ nguyên vườn mía trên thửa đất mà xã Nam Phong (Cao Phong) đã ra quyết định thu hồi.

(HBĐT) - Để thực hiện những tiêu chí cuối cùng nhằm cán đích NTM trong năm 2016, xã Nam Phong (Cao Phong) đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích (đất 5%) nhằm đổi đất cho các hộ đã bàn giao đất xây công trình (khu trung tâm xã). Chủ trương đúng, tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện đã gặp khó khăn dẫn đến khiếu kiện vượt cấp.

 

Tại kỳ họp thứ 10- HĐND xã Nam Phong khoá XVIII đã ban hành Nghị quyết số 07, ngày 26/12/2014 về phê chuẩn chấm dứt vĩnh viễn hợp đồng thầu đất công ích (đất 5%) giữa UBND xã với các hộ gia đình. Nội dung nêu rõ: Chấm dứt hợp đồng thầu đất đối với toàn bộ diện tích đất 5% mà UBND xã đang quản lý và giao thầu với các hộ dân tại các khu đồng thuộc các xóm: Trẹo Ngoài 1, Trẹo Ngoài 2, Trẹo Trong, Mạc và xóm Khuận.  Sau khi chấm dứt hợp đồng diện tích thu hồi lại sẽ được sử dụng để đổi đất được nhận khoán của một số hộ dân ở xóm Nam Thái, Trẹo Ngoài 1. Những hộ dân này đã giao đất để xây dựng khu trung tâm xã (theo quy hoạch NTM đã được UBND huyện Cao Phong phê duyệt). Sau khi Nghị quyết được ban hành, HĐND xã kêu gọi cán bộ, nhân dân trong xã phát huy tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy lợi thế, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, nguồn lực để phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 và đạt 19 tiêu chí NTM (về đích năm 2016). Nhưng việc triển khai, thực hiện Nghị quyết đã không suôn sẻ mà nguyên nhân chính được xác định do sự lỏng lẻo trong quản lý đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn.

 

Tháng 8/2015, ông Trần Xuân Nguyên, trú tại xóm Nam Hồng, xã Dũng Phong (Cao Phong) nhận được thông báo của UBND xã Nam Phong yêu cầu gia đình ông Nguyên tự thu dọn hoa màu trên diện tích 5.491m2 đất thuộc khu đồng Khoang Ngả (xóm Trẹo Trong) và thửa đất số 124, tờ bản đồ số 3, diện tích 4.300 m2 thuộc khu Đồng Giá (xóm Trẹo Ngoài) xã Nam Phong để trả lại đất 5% cho xã. Không đồng ý với nội dung thông báo trên của UBND xã Nam Phong, ông Nguyên đã gửi đơn đến Ban Tiếp công dân tỉnh trình bày: Lô đất trên là do gia đình ông nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 14 hộ dân thuộc xã Nam Phong, Cao Phong (từ tháng 3/1993, trước khi Luật Đất đai ra đời) và đó không phải là đất 5%. Trong đơn cũng nêu rõ: Do có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Cao Phong, ông Nguyên đã 2 lần đến UBND xã Nam Phong đề đạt nguyện vọng được lập hợp đồng khu đất mà ông nhận chuyển nhượng của các hộ dân thành hợp đồng đất 5%.  Lần 1 vào ngày 20/3/1997. Từ bản hợp đồng này, ông Nguyên đã vay được 50 triệu đồng. Tiếp đó, vào ngày 22/3/2004, dù chưa thanh lý hợp đồng cũ nhưng ông Nguyên vẫn ký được hợp đồng  mới với UBND xã cũng lô đất ấy để làm tài sản thế chấp cho việc vay vốn, lần này ông Nguyên đã vay được 90 triệu đồng. ông Nguyên cho rằng (dòng chữ đất 5% được ghi trong hợp đồng chỉ là thỏa thuận để nhằm nâng cao giá trị pháp lý cho lô đất được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn của Ngân hàng, thực chất đó không phải là đất 5%).  Dựa trên những căn cứ này, ông Nguyên đề nghị cấp có thẩm quyền làm rõ về nguồn gốc quá trình sử dụng đất và đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lý do “gia đình ông đã sử dụng thửa đất này trên 20 năm. 

 

Nhận được Công văn chuyển đơn số 09, ngày 11/3/2016 của Ban Tiếp công dân tỉnh, UBND huyện Cao Phong đã thành lập đoàn công tác tiến hành xác minh sự việc tại xã Nam Phong và ngày 31/3/2016 đã có Báo cáo số 48 về kết quả xác minh nội dung đơn, thư của ông Trần Xuân Nguyên. Theo kết quả xác minh: Việc ông Trần Xuân Nguyên có diện tích đất để sử dụng trên là do tự ý thỏa thuận với các hộ khác trong xã (các hộ này trước đây được nhận khoán của HTX nông nghiệp Tiền Phong, xã Nam Phong). Đến nay, các thửa đất này tiếp tục được UBND xã Nam Phong quản lý là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, cho các hộ nhận khoán. ông Trần Xuân Nguyên sử dụng đất theo tên nhận khoán của các hộ dân trong xã. Việc chuyển nhượng quyền nhận khoán trái quy định trên đã phát sinh từ năm 1993, UBND xã Nam Phong đã có Thông báo ngày 25/3/1993 về việc đình chỉ chuyển nhượng quyền nhận khoán trái quy định. Tuy nhiên, vụ việc này không được giải quyết dứt điểm và ngay sau đó, ông Nguyên đến UBND xã Nam Phong làm thủ tục đấu thầu khu đất trên và đã được chấp thuận (mặc dù ông Nguyên không phải là công dân của xã Nam Phong).

 

Có ký hợp đồng giao đất nhưng sau đó không kiểm tra quá trình sử dụng đất của hộ dân và cũng không để ý tới việc thanh lý hợp đồng theo hạn định. Khi có chủ trương thu hồi đất, xã Nam Phong mới thông báo cho hộ dân lập tức thu dọn hoa màu. Bên cạnh đó, khi thực hiện quy trình thu hồi đất, UBND xã Nam Phong đã giao cho Trưởng Công an xã ký, ban hành thông báo đôn đốc các hộ dân giao mặt bằng khiến người dân bức xúc và hộ ông Nguyên đã không hợp tác. Nội dung báo cáo kết quả xác minh của UBND huyện Cao Phong cũng nêu rõ: Việc UBND xã Nam Phong tiến hành đôn đốc các hộ gia đình  sử dụng đất công ích trong xã, trong đó có hộ ông Trần Xuân Nguyên tiến hành bàn giao mặt bằng là đúng với chủ trương, mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, ngày 10/3, UBND xã giao cho Công an xã thông báo và đôn đốc để các hộ dân bàn giao mặt bằng là việc làm không hợp lý về điều hành bộ phận chuyên môn và phân công cán bộ, công chức. Về việc này, UBND huyện đã chỉ đạo kiểm điểm kịp thời để UBND xã Nam Phong khắc phục và rút kinh nghiệm sâu sắc. Một mặt, hướng dẫn UBND xã Nam Phong thực hiện đúng quy trình, thủ tục việc quản lý, sử dụng đất công ích phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình quốc gia xây dựng NTM của xã. Được biết, ông Trần Xuân Nguyên không đồng ý với một số nội dung được nêu trong Báo cáo số 48, ngày 31/3/2016 của UBND huyện Cao Phong và tiếp tục gửi đơn đến Ban Tiếp công dân tỉnh đề nghị xem xét. Thực tế trên cho thấy cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành hữu quan để xử lý dứt điểm những hệ lụy từ công tác quản lý đất đai của xã Nam Phong để tránh việc khiếu kiện gây mất ANTT trên địa bàn.

           

 

                                                                  Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục